VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
<mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com
<http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 11 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Thời Sự Việt
Nam
- Ðể Biểu
Tình Hoan Hô
Trần Khải
2- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Suy nghĩ của một
dân oan Việt Nam
Quốc Bảo
3- Tin Tức Quốc Nội
- Ủy
Ban Nhân Quyền Việt
Nam lên án hành vi đấu tố công dân của nhà cầm
quyền CSVN
4-Tham Khảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh - hay sự nghiệp
làm tôi tớ của
Việt Cộng
Hồ Ðinh
5- Thời Sự Nước Úc
- Hội
Nghị APEC trong bối cảnh Úc
Hoàng Ð.Thư
6- Thể Thao Tuần Qua
- Túc Cầu & Quần Vợt
Hoa Kỳ
Nam Thanh
7- Tin Tức Ðó Ðây
- Bản
Tin Nước Úc
8- Ðời Sống Quanh Ta
- Tâm Tư Kẻ Giết
Người
Vũ Hải
**********************************
1- Thời Sự Việt Nam
- Ðể Biểu Tình Hoan Hô
Trần Khải
(VNN)
Chính phủ Hà Nội chắc chắn là vẫn thường xuyên bàn mưu tính kế: có cách nào để rừng người biểu tình chống chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết bỗng nhiên trở thành rừng người biểu tình hoan hô ông Triết hay không?
Có chứ, tất nhiên là có chứ. Chuyện dễ thôi. Từ chỗ lắm vợ mà biến thành
trai tân còn được, thì sá gì hô biến cho rừng người chống ông Triết đột ngột trở thành rừng người hoan hô ông Triết.
Làm được thế là sẽ "ấn tượng" vô cùng. Hãy hình dung giả sử như nhiều ngàn người Việt đứng ở thị xã Dana Point, Quận Cam, hồi tháng 6-2007 hô lớn các khẩu hiệu hoan hô
ông Nguyễn Minh Triết. Hay là khi ông Bush đón ông Triết ở Bạch Ốc, giả sử như cả ngàn người bên kia công viên đối diện sẽ thay
phiên nhau hát lên các bài ca mừng đón ông Triết... Thiệt là "ấn tượng." Tại sao chưa có những chuyện như thế?
Thế thì, có cách nào để chuyển bại thành thắng hay không? Công an vẫn suy nghĩ như thế. Thậm chí, có cách nào để khi ông Triết công du ra hải ngoại, thì tất cả các nhà dân chủ trong nước như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Phương Anh... cùng gửi lời chúc mừng ông Triết, chúc rằng bác Triết đi thượng lộ bình an nhé, và ráng đem về nhiều hợp đồng an ninh, xã hội, kinh tế, vân vân để có lợi cho dân mình? Tại sao chưa có chuyện này diễn ra.
Hãy hình dung rằng, có cách nào để khi ông Triết ra hải ngoại, thì tất cả các trang web trước giờ chống cộng để đòi dân chủ bỗng nhiên trở cờ để hoan hô ông Triết? Nếu được như thế là mạnh lắm, còn hơn là ra lệnh cho 600 báo, đài trong nước làm loa kèn như trước giờ.
Phải có cách chứ. Bởi vì như thế mới tận dụng hết năng lực Việt Kiều, mà là biểu diễn đánh trận quốc tế lớn toàn cầu mới hù dọa được các nước phương Bắc chứ.
Nhưng loa kèn hoan hô hay biểu tình chống đối chỉ có tính biểu tượng với dư luận quốc tế thôi, vì điều quan trọng là phải tính ra thành giá cụ thể. Nói đơn giản hơn: Việt Kiều gửi về nước trung bình 4 tỉ đô la mỗi năm, bây giờ bỗng nhiên gửi về 8 tỉ đô la mỗi năm có được hay không?
Mà bảo đảm rằng, nếu làm cho lòng người an ổn đoàn kết muôn người như một, để có rừng người hoan hô ông Triết, để có các nhà dân chủ đồng thanh chúc mừng ông Triết đi xa thành công, và để tất cả các trang web toàn cầu trước giờ vẫn bướng bỉnh - thí dụ, như ykien.net (trụ sở hình như ở Bắc Âu?), doi-thoai.com (Ðức hay Ðông Âu?), danchimviet.com (New Jersey hay Ba Lan?), thongluan.org
(Paris, Pháp), vietland.net (San Jose?), anhduong.net (ở Quận Cam), và vân vân khắp toàn cầu... (xin lỗi nếu có nhầm lẫn) - cùng góp tiếng hoan hô ông Triết thì tất nhiên tiền gửi về nước có thể sẽ tăng gấp 3, gấp 4 lần chứ nói chi là chuyện tăng gấp đôi.
Mà riêng con số 4 tỉ tiền đô gửi về mỗi năm là đã cứu biết bao nhiêu chuyện rồi.
Hãy xem bản tin nhan đề "Năm 2007, VN nhập siêu dự kiến 9 tỷ USD" của phóng viên Phạm Tuyên trên tờ Tiền Phong hôm Thứ Tư, 05/09/2007 cho thấy tiền gửi về của Việt Kiều là lớn kinh khủng.
Trích bản tin:
"Bộ Công Thương dự tính, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2007 sẽ đạt 48 tỷ USD và tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 57 tỷ USD và nhập siêu dự kiến cho cả năm là 9 tỷ USD.
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2007 đạt khoảng 31,2 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2006 và đã có 8 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Trong số 8 nhóm hàng dẫn đầu về xuất khẩu nói trên có 4 nhóm hàng đạt trên 2 tỷ USD là mặt hàng dệt may đạt kim ngạch 5 tỷ USD (tăng 29,6 so với cùng kỳ), thủy sản đạt 2,36 tỷ USD (tăng 14%), hàng giầy dép đạt 2,72 tỷ USD (tăng 14,3%), và dầu thô đạt 5,1 tỷ USD (giảm 11,2%). Trong số các mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD có sản phẩm gỗ (1,5 tỷ USD), cà phê (1,4 tỷ USD), hàng điện tử, vi tính và linh kiện (1,3 tỷ USD), gạo (1,1 tỷ USD)..." (hết trích)
Nghĩa là dự kiến trong cả năm 2007, cả nước VN với khối dân 83 triệu người sẽ xuất khẩu hàng hóa tới 48 tỷ đô la.
Vấn đề suy nghĩ: để xuất khẩu 48 tỉ đô, cả nước phải làm cả năm mệt nhọc, phải khai thác tài nguyên hầm mỏ, phá rừng, nuôi tôm cá trên sông, vét
hải sản ngoài biển, ngồi may cả ngày và thức dệt cả đêm, vân vân mới làm được như thế. Xuất khẩu 48 tỷ đô, thì lợi tức đem về bao nhiêu?
Giả sử không bị trả hàng về như đợt 21 tấn trà bị Ðài Loan trả, hay các đợt cá basa bị 3 tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ gây khó dễ... và cũng giả sử là có lợi tức 10% thì cả nước sẽ có lời 4.8 tỉ đô. Cả nước làm cả năm mệt nhọc, mà chỉ lời chút xíu hơn tiền Việt Kiều gửi về, mà tài nguyên rừng biển bị hao hụt vô số, thì cũng kể như không bằng ngồi không mà tự nhiên có tiền gửi về cho xài.
Nghĩa là, nếu lấy lợi tức 10%, thì 4 tỉ đô Việt Kiều gửi về mỗi năm tương đương với chuyện Việt Kiều cho vay không lãi 40 tỉ đô để dân cả nước làm ăn.
Như thế, nếu có cách nào để Việt Kiều gửi về 8 tỉ hay 10 tỉ đô mỗi năm thì kể như tương đương với việc cho dân cả nước ngồi phè ra làm tà tà, mà khỏi bị hao hụt tài nguyên. Có cách nào hay không? Và Việt Kiều có sẵn lòng gửi tiền về gấp đôi hay gấp ba không?
Hẳn nhiên là
có cách. Không chỉ để Việt Kiều gửi tiền về gấp đôi, gấp ba, mà có thể nhiều hơn nữa; không chỉ để có rừng người ra đứng hoan hô ông Triết, không chỉ để có các nhà dân chủ chúc mừng ông Triết, không chỉ để tất cả các web toàn cầu tự nhận nhiệm vụ loa kèn cho ông Triết, mà chắc chắn sẽ còn có thể có nhiều điều lợi hơn nhiều, không chỉ về mặt dư luận tiếng vang mà còn cả mặt tài chánh cụ thể...
Chỉ cần chính phủ CSVN tuyên
bố rằng nhà nước sẽ chấp nhận đa đảng, nghĩa là chấp nhận nhiều tiếng nói dị biệt được quyền lên tiếng, và chấp nhận để quốc hội soạn thảo một lộ trình dân chủ, thí dụ 5 năm hay 10 năm để chuyển đổi cơ chế và trong thời gian này sẽ cho phép dân được hưởng một số quyền tự do căn bản trước - thí dụ, tự do báo chí, tự do lập hội...
Ðược như thế thì đi đâu, các lãnh tụ cũng sẽ được hoan hô, mà dân cả nước không cần chỉ thị theo lề đường bên phải sẽ vẫn tự giác làm loa kèn cho chính phủ, và tiền Việt Kiều gửi về bảo đảm sẽ tăng ào ạt để thúc đẩy kinh tế.
Nếu không nhìn
xa về một hướng đoàn kết toàn dân như thế, tới khi gặp sự biến biên giới hay sóng dậy Biển Ðông thì làm sao động viên toàn lực nổi trong khi lòng dân chưa an...
=END=
2- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Suy nghĩ của một dân oan Việt Nam
(Phản hồi bài báo của Tác giả Gia Phúc trên tờ Công an thành phố Hồ Chí Minh số ra 1574 thứ 3 ngày 4/9/2007)
Quốc Bảo
Vừa qua tôi có đọc bài báo có
tựa đề: "Thích Quảng Ðộ, một con người...." được đăng trên báo gọi là Công an TPHCM ngày
4/9/2007...
Trước tiên tôi
xin được phép tự giới thiệu một chút về bản thân mình: Tôi là một dân oan trong số muôn ngàn người dân oan Việt Nam. Tôi và cả gia đình đã và đang bị chế độ cộng sản VN độc tài lưu manh, man rợ cướp hết nhà cửa, ruộng vườn, quyền làm người. Rồi bị đẩy ra đường và bị chà đạp không thương tiếc...
Chúng tôi muốn sống và tồn tại thì chỉ còn một cách duy nhất là đấu tranh.
Mục tiêu và
nguyện vọng của chúng tôi là đòi chính quyền CSVN phải trả lại nhà đất. Trả lại cuộc sống yên lành vốn có của chúng tôi và trả lại quyền làm người cho chúng tôi. Và trong sự đấu tranh bền bỉ không khoan nhượng này, để không bị đơn độc chúng tôi rất cần sự ủng hộ các mạnh thường quân kể cả vật chất lẫn tinh thần.
Vì chúng tôi chỉ là những người dân vốn dĩ rất hiền lành, chất phát nhưng đã bị chánh quyền CSVN đẩy đến đường cùng không còn đường sống, bắt buộc phải đấu tranh để giành giật.
Niềm an ủi lớn lao của chúng tôi là: Trên bước đường đấu tranh đầy chông gai này, chúng tôi đã không bị đơn độc.
Chúng tôi đã thấy có rất nhiều những kiều bào Việt Nam ta hiện đang sống ở các nước trên thế giới, những nhà hoạt động vì nhân quyền, những tổ chức phi Chính Phủ hướng mắt nhìn về phía chúng tôi và đã giúp đỡ cho dân oan chúng tôi cụ thể bằng vật chất lẫn tinh thần....
Chúng tôi nghiêng mình cảm phục nghĩa cử cao đẹp đó và mãi mãi khắc ghi trong lòng mình.
Hoà thượng Thích Quảng Ðô, các Thượng toa Thích Không Tánh, Thượng toa Thích Minh Nguyệt, và Thượng tọa Thích Thiện Minh là những ân sư mà chúng tôi luôn tỏ lòng tôn kính.
Tôn kính không phải vì được sự cứu trợ thiết thực mà các thầy đã thể hiện, mà tôn kính chính là Ðức Ðộ là lòng thương yêu, nhân ái, là sự đồng cảm sẻ chia mà những tôn sư này đã dành cho dân oan chúng tôi.
Hôm nay đoc bài báo của Tác giả, một tên lưu manh chánh trị cơ hội Gia Phúc, chúng tôi thật sự đau lòng và phẫn uất về những gì y viết...
Chúng tôi biết rằng bút danh "Gia Phúc" không phải là tên thật của anh ta vì anh sẽ không bao giờ dám can đảm tự nhận tên thật của mình trong "tác phẩm" này. Sau khi hoàn thành "tác phẩm" vô liêm sỉ này chắc có lẽ anh sẽ được Ðảng CSVN hết lời khen tặng và được lên lương, được cấp trên tin yêu nhưng anh có biết rằng đạo đức của anh đã suy thoái đến tận cùng hơn cả loại súc vật...
Lời lẽ mà anh đã sử dụng trong tác phẩm có phải là lời lẽ của bài thi tốt nghiệp ngành báo chí mà ÐCSVN đã chấm điểm xuất sắc cho anh không?
Và nếu nói theo
tâm linh, kể từ ngày tên Gia Phúc hoàn thành
"tác phẩm" nói trên. Anh đã tự đổi tên mình thành "Gia Hoạ". Bởi vì: Cả thế giới này sẽ lên án anh và cái lương tâm thấp hèn, khốn nạn của anh cũng sẽ dằn vặt anh từng ngày bởi những câu nói lọc lừa trắng trợn mà anh đã sử dụng trong tác phẩm của mình.
Anh ta nói rằng HT Thích Quảng Ðộ đã kích động dân khiếu kiện chống lại nhà nước....
Và với tư cách là 1 dân oan, tôi xin thưa với anh rằng chúng tôi không có một tấc sắt trong tay, đa số là người già và phụ nữ hoàn toàn không được huấn luyện, không được sự chỉ huy, không có lý tưởng và mục đích chính trị. Mục tiêu duy nhất là đòi hỏi lại tài sản đã bị các cấp của chính quyền CSVN chiếm giữ phi pháp.
Vậy! Chúng tôi
làm sao để có thể chống lại nhà nước như anh đã nói???
Thay vì giúp chúng tôi, dù chỉ một lời công bằng để đòi chân lý, anh chụp lên đầu chúng tôi những chiếc mũ quá to và kết tội cho chúng tôi là chống lại nhà nước và đảng CSVN.
Chúng tôi còn mong đợi gì ở tiếng nói của những nhà báo như anh. Một tên côn đồ lưu manh chánh trị ăn theo bám váy bọn có đặc quyền đặc lợi...
Trở lại lời nói đầu trong bài báo của anh ta. Hắn đã viết: "Phật Giáo VN đã có trên dưới 2000 năm đồng cam cộng khổ cùng cả dân tộc trong cuộc đấu tranh bất khuất, bền bỉ để chống các đạo quân xâm lược, giành độc lập, dựng nước và giữ nước." Và anh đã nêu ra những tấm gương vì dân vì nước, bất khuất kiên cường chống lại chế độ độc tài qua mọi thời kỳ lịch sử; anh đã nói rất hay nhưng anh đã nêu tên sót một số người quan trọng không thể thiếu trong thiên hùng ca đó. Chính là những người như HT Thích Quảng Ðộ, các Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Minh
Nguyệt...v.v....
Những nhà sư chân chánh ngày nay đã bất khuất đứng lên bằng tiếng nói và hành động của mình chống lại sự độc tài tàn các của chế độ CSVN. Lịch sử sẽ ghi nhận điều đó, dù rằng CSVN đang phủ nhận và ra sức lừa bịp và đầu độc dư luận trong nước bằng chánh sách Ngu dân mấy thập niên qua...
Từ trong sâu
thẳm đáy lòng của những người dân oan chúng tôi, xin vô cùng
kính phục HT Thích
Quảng Ðộ và các vi cao tăng trong Tổ chức Giáo hội Việt nam Thống Nhất. Riêng Hòa thượng Quảng Ðộ, một nhà sư dũng cảm dám vạch trần bộ mặt thật của chế độ hiện hành và cầm loa đòi CSVN trả lại nhân quyền cho nhân dân VN sáng ngày
17/7/2007 là mãi mãi đi vào sử sách....
Hình ảnh HT Thích
Quảng Ðộ với khuôn mặt Ðức Ðộ, Nhân Từ chòm râu bạc phơ và từng lời nói đã in sâu vào lòng người dân oan chúng tôi mãi mãi sẽ không phai mờ. Ðã 32 năm trôi qua, lần đầu tiên giữa Sài Gòn vang lên những lời nói thật oai hùng. Chúng tôi ước gì sau này sẽ có rất nhiều những lời nói như vậy dõng dạc vang lên trên đất nước bị chìm đắm trong đau khổ triền miên này.
Và trong âm thanh dõng dạc của HT Thích Quảng Ðộ ngay tại Văn phòng quốc hội 2 - vụ Phía Nam có sự xen lẫn những tiếng nấc nghẹn ngào của người dân oan chúng tôi, vì đã cảm nhận được sự đồng cảm chia sẻ của Thầy.
Liệu anh Gia
Phúc có hiểu được nỗi uất hận của Chúng tôi hay không?
Mỗi người dân oan chúng tôi hiện có cuộc sống khốn khổ như thế nào tại Sài Gòn này, anh có biết không?
Chúng tôi đã phải ăn uống hằng ngày bằng những phần ăn dưới mức nghèo khó trong xã hội VN hiện nay.
Với tiêu chuẩn 20.000đ mỗi người trong một ngày gồm cả tiền xe buýt, ngủ trọ v.v... nhưng lực lượng công an của nhà nước CS Việt Nam vẫn không buông tha, luôn luôn tìm
mọi cách điều tra, theo dõi và đàn áp, khủng bố để ngăn cản nhằm mục đích xoá bỏ, đạp đổ, hất đi những khẩu phần tồi tàn ấy của chúng tôi để chúng tôi không còn cách tồn tại tiếp tục đấu tranh chính đáng cho mình. Anh Gia Phúc có thấy một nhà nước CSVN hùng mạnh mà lại làm những việc quá đê hèn và mọi rợ với chính đồng bào máu mủ của mình như thế, có nên không, có đúng đạo lý không? Tại sao các người lại tàn ác, lưu manh hơn cả thực dân, phát xít như vậy??
Chúng tôi luôn bị ám ảnh và sợ sệt trong giấc ngủ vì bị lũ công an thành phố mang tên Hồ Chí Minh này làm phiền, quấy nhiễu dù trên manh chiếu rách ở nhà ga, bến xe, vườn hoa, bến tàu...
Những người quen của chúng tôi tại Sài Gòn cũng đành chối bỏ chúng tôi bởi họ bị công an thường xuyên đe dọa xách nhiễu, làm phiền đủ điều. Một người làm báo, viết báo như anh lẽ nào lại làm ngơ trước nỗi khổ của dân oan chúng tôi. Thật vô lương tâm và vô liêm sỉ quá. Anh chẳng những đã không giúp được chúng tôi, anh còn bày tiếng thị phi, sử dụng luận điệu của một kẻ ác để hành hạ tinh thần của chúng tôi. Nhằm mục đích ly gián tinh thần đoàn kết, đùm bọc yêu thương vốn có của dân tộc VN. Anh viết bậy bạ xuyên tạc vu cáo về dân oan, những nạn nhân của chính chế độ CSVN này gây ra để tạo cho mọi người cái nhìn xấu về dân oan chúng tôi.
Nhưng anh đã lầm, những lời lẽ thâm độc của anh không thể nào bưng bít được sự thật trắng trợn của Ðảng CSVN đã tạo ra hôm nay và mấy mươi năm qua.
- HT Thích Quảng Ðộ, các Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Minh Nguyệt v.v... là những nhà sư đã dang tay giúp cho chúng tôi tạm thời hiện nay khỏi bị lâm vào cảnh ăn mày tại TP.HCM này đấy. Ðó là tấm lòng từ bi của nhà Phật chân chánh, là nghĩa tình đồng bào máu mủ ruột thịt của cả tấm lòng đồng bào hải ngoại luôn hướng về đất nước đang bị nạn nội xâm CSVN hoành hành!!!
Ấy thế mà lại bị anh bêu xấu, đả kích và đặt điều nhằm mục đích bôi nhọ hình ảnh cao đẹp của các vị Tôn Sư của đồng bào hải ngoại và trong nước. Tội lỗi này anh Gia Phúc không thể rửa sạch dù 10 kiếp sau.
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi một chút lương tâm nhỏ nhoi còn xót lại nơi anh. Một con người không còn có chút đạo đức, văn hoá mà chỉ thấy nhân cách khốn nạn tồi tệ dơ bẩn của anh. Tôi kêu gọi anh hãy mau mau thức tỉnh, hối cải, ăn năn xám hối tội phạm của mình gây ra cho nhân dân, cho
dân oan chúng tôi để xã hội được nhờ, anh nhé. Bằng không tôi tin rằng sẽ có luật Nhân quả trừng phạt những kẻ ác tâm ma quỷ như Gia Phúc và những tên bồi bút lưu manh đang tích cực gây tội ở các báo của đảng và nhà nước, từ Hà Nội đến Sài Gòn và trong cả nước Việt Nam
Lời cuối cùng xin được nói cùng anh Gia Phúc rằng: Chúng tôi biết ơn những người đã giúp đỡ mình và căm thù kẻ nào đã cướp bóc, đàn áp mình.
Thứ Tư, ngày 5-9-2007
Quốc Bảo - Dân oan
Miền Nam - Việt Nam
=END=
3- Tin Tức Quốc Nội
- Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam lên án hành vi đấu tố công dân của nhà cầm quyền CSVN
ỦY BAN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
THE COMMITTEE FOR HUMAN RIGHTS IN VIETNAM
P.O BOX 648 BƯU ÐIỆN B HỒ, H NộI, VIỆT NAM
Email: humanrightsvn@gmail.com
www.humanrightsvn.blogspot.com
Hà nội, ngày 10 tháng 9 năm 2007
Một lần nữa UBNQVN nhắc lại và nhấn mạnh các điều luật về nhân quyền có giá trị trên toàn thế giới như được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền 1948, Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị 1966 mà nhà cầm quyền Việt Nam đã tham gia ký kết năm 1982 và cam kết tôn trọng thực thi đầy đủ các quyền con người, đồng thời Hiến Pháp Việt Nam cũng đã thừa nhận các quyền con người này. Thế nhưng trên thực tế nhà cầm quyền Việt Nam lại phớt lờ những việc cam kết trên giấy, không những không đảm bảo những quyền căn bản của con người mà ngược lại là gia tăng những hành vi vi phạm nhân quyền, chà đạp lên danh dự nhân phẩm con người một cách hết sức nghiêm trọng và thô bỉ. UBNQVN chúng tôi hoàn toàn đồng tình và ủng hộ những nhận định của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF(Reporters Without
Borders) ra ngày 04/09/2007 nói rằng cái gọi là "Phiên toà nhân
dân" của nhà cầm quyền Việt Nam đã và đang áp dụng cho những người bất đồng chính kiến, tranh đấu dân chủ ở Việt Nam là hành động đi ngược lại với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế! Hành vi đấu tố công khai thô thiển này một lần nữa đã được nhà cầm quyền Việt Nam đem ra áp dụng đối với ông Nguyễn Khắc Toàn vào ngày 31/08/2007 vừa qua trước hơn 250 người bao gồm công an và giới chức chính quyền phường Tràng Tiền, Hà Nội. Ông Nguyễn Khắc Toàn là một người tranh đấu dân chủ tự do, một người viết báo tự do cổ vũ dân chủ được nhiều người biết tiếng. Trước đó các nhân vật tranh đấu dân chủ ở Việt Nam cũng đã bị nhà cầm quyền Việt Nam đối xử hành vi tương tự như thế, điển hình là trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Ðài, một luật sư tranh đấu nhân quyền đã bị đem ra đấu tố vào ngày 08/02/2007 trước hơn 200 người của chính quyền phường Bách Khoa, Hà Nội và sau đó là bị bắt giam vào ngày 06/03/2007.
Ngày 30/01/2007 Thượng Toạ Thích Thiện Minh cũng bị hàng trăm công an, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đem ra đấu tố. Kỹ sư Bạch Ngọc Dương bị đem ra đấu tố tại Hải Phòng ngày 05/02/2007 sau vụ chính quyền Việt Nam đột nhập văn phòng luật Thiên Ân, Hà Nội ngày 03/02/2007. Kỹ sư Ðỗ Nam Hải, bị đem ra đấu tố tại Sài Gòn ngày 16/03/2007 gây
áp lực với gia đình, người thân. Nữ nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ bị đem ra đấu tố ngày 13/10/2006. Trong tất cả những cuộc đấu tố này, chính quyền Việt Nam đều lấy số đông để áp đảo, cô lập người bị đấu tố, sử dụng hình thức đe doạ khủng bố tinh thần, thậm chí đe doạ hành hung xúc phạm danh dự, bôi nhọ thanh danh, nhân phẩm và thể xác của người bị đấu tố, đồng thời dùng bạo lực khống chế không cho người bị đấu tố có quyền lên tiếng để bảo vệ thanh danh của mình trước những vu cáo mang tính chất vu khống, chụp mũ vô căn cứ, xuyên tạc sai sự thật, loè bịp dư luận của nhà cầm quyền Việt Nam.
UBNQVN lên án mạnh mẽ những hành vi mang tính chất khủng bố nhân dân của nhà cầm quyền Việt Nam, đây là những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, là những hành vi vi hiến, không còn phù hợp với các tiêu chuẩn của thế giới văn minh tiến bộ, đi ngược lại với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. UBNQVN mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt những hành vi khủng bố nhân dân như trên, chấm dứt ngay hình thức đấu tố man ri mọi rợ theo kiểu của cái gọi là "thời cải cách ruộng đất" vào những năm 50-60 của thế kỷ trước, và phải công khai lên tiếng xin lỗi trước công luận, bồi thường danh dự nhân phẩm của những người bị đem ra đấu tố.
Chúng tôi xin trích dẫn các điều khoản về quyền con người đã được ghi trong Hiến Pháp 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Ðiều 69:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Ðiều 71:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Ðiều 72:
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.
Ðiều 73:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
Các điều luật trên cũng được nhắc lại ở các điều 37, 38 và 46 trong Phần thứ nhất, chương III, Mục 2 (Quyền Nhân Thân) trong Bộ Luật Dân Sự sửa đổi được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông
qua ngày 14/06/2005 và ở các điều 4,5,6,7,8,9 trong Phần thứ nhất, chương II (Những nguyên tắc cơ bản) của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền 1948 được thừa nhận trên toàn thế giới đã khẳng định các quyền con người như sau:
Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.
Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.
Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do tư duy và ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền không bị gây khó khăn vì quan điểm của mình và quyền được tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông và qua mọi biên giới.
Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị 1966 đã khẳng định các quyền con người như sau:
Ðiều 17:
1. Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh.
2. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.
Ðiều 19:
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
Ủy ban Nhân quyền Việt Nam tiếp tục lên án những vi phạm nhân quyền, lên án hành vi trấn áp, bắt bớ, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, tranh đấu dân chủ nhân quyền tại Việt Nam nói trên và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho các công dân hoàn toàn
vô tội nói
trên, chấm dứt ngay những phiên toà phi pháp, phi lý,
phi chính nghĩa, chấm dứt ngay những hành động đàn áp tương tự trong tương lai. Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam kêu gọi mỗi một người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy là một hạt nhân bảo vệ nhân quyền vì chính tương lai của giống nòi, của dân tộc để Việt Nam để có thể sánh vai được với các quốc gia văn minh tiến bộ trên thế giới. Ðồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án những vi phạm nhân quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam và lên tiếng bảo vệ cho những người vận động dân chủ, hoạt động tôn giáo và nhân quyền một cách ôn hoà, bất bạo động ở Việt Nam.
Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam
Hà nội, ngày 10 tháng 09 năm 2007.
=END=
4-Tham Khảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh - hay sự nghiệp làm tôi tớ của Việt Cộng
Hồ Ðinh
(VNN)
Năm 1956, tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô là Nikita Krouchtchev, trong đại hội đảng lần thứ 20, đã tố cáo tội ác của bạo chúa Staline, cũng là giáo chủ và thánh sống của VC. Staline, một đời làm bao nhiêu tội ác thiên cổ, chẳng những đối với người Nga, mà còn nhân loại. Ngoài ra còn sát hại nhiều đồng đảng, đồng đội chỉ với mục đích, để được sùng bái cá nhân. Thật ra việc làm của Krouchtchev, dù được coi là biến cố vĩ đại trong cộng đảng nhưng chẳng qua cũng chỉ là, để loại trừ phe nhóm Stalinist còn lại như Molotov, Kaganovitch... Xét
cho cùng, người cộng sản kể cả Marx, Lenin.. tất cả cũng chẳng khác gì Thành Cát Tư Hãn, Hitler, Phát xít Nhật, vì tham vọng cá nhân, đã làm hằng triệu tội ác thiên cổ, mà không bút mực nào hay là cáo trạng gì, mới nói lên cho đủ tội chứng.
Một lần nữa, tấn tuồng năm xưa trên sân khấu Liên Xô lại được Ðặng Tiểu Bình đem diễn tại Trung Cộng, mục đích cũng chỉ để diệt trừ tận gốc dư đảng của Mao-Giang mà thôi.
Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng cưỡng chiếm toàn thể lãnh thổ VN, ngoài sự nhuộm đỏ quê hương trong máu lệ, còn đẩy dân tộc tới địa ngục khốn nghèo, hơn bất cứ một thời kỳ nào trong lịch sử, kể cả những năm tháng Pháp thuộc. Chính Nguyễn văn Linh, tổng bí thư đảng VC, trước cảnh kinh tế suy đồi của đất nước vào thập niên 80, không còn thuốc chữa cũng như che giấu được, đã phải xưng tội với tờ Times của Mỹ ngày 21-9-1987, đồng thời ra mặt 'CHÊ BAI CHỦ THUYẾT MARX-LÊNIN, là chế độ thư lại trung ương tập quyền, khiến cho dân chúng lầm than khốn đốn. Tóm lại đây là cách chạy tội cướp của giết người,cùng sự thất bại thảm thê trong thời gian thống trị và đô hộ cả nước, VC đã đem luận thuyết Lê-Marx ra làm vật tế thần, y chang như quan thầy Ðặng Tiểu Bình cùng Gorbachev, đã và đang làm, để cứu đảng. Lần nữa một cán bộ đảng cao cấp khác là cựu thủ tướng VC Võ Văn Kiệt, nhân lúc đảng đang hồ hởi tổ chức ăn mừng Ba Mươi Năm Tự Do và Chiến Thắng (30/4/1975 ố 30/4/2005), lên đài tuyên bố rằng Gây Chiến Tranh Xâm Lăng VNCH là điều nhục nhã khốn nạn, có gì hãnh diện mà ăn mừng.
Năm 1989,
qua những khuôn
mặt đấu tranh như Lech Walesa, Vaclav Havel từ Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Lỗ... khiến cho các chế độ cộng sản đệ tam tại Ðông Âu, lần lượt sụp đổ. Năm 1990 nước Ðức thống nhất sau khi Ðông Ðức từ bỏ thiên đàng xã nghĩa và đập bỏ bức tường ô nhục Bá Linh. Cuối cùng tại Liên Xô, chẳng những chế độ cộng sản bị diệt tuyệt, mà tính đến tháng 8-1990, đã có 13 trong số 15 tiểu bang, thuộc Liên Bang Xô Viết, tuyên bố độc lập hoàn toàn. Như vậy trên thế giới chỉ còn lại bốn thiên đàng xã nghĩa là Bắc Hàn, Cu Ba, Trung Cộng và Việt Cộng; từ đó đến nay, qua bao nhiêu năm, dựa vào tư bản, để cố lội ngược thời gian, tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa như luận cương của đệ tam quốc tế cộng sản đề ra năm 1930.
Tại VN, sau
khi chủ thuyết Marx-Lenin bị nhân loại quăng vào sọt rác, đảng vội vã vơ vét lại những lời nói của Hồ cách đây hơn nửa thế kỷ trước, và gọi đó là 'Tư Tưởng Hồ Chí Minh', vừa để dụ khị bọn cán bộ trung kiên già nua đang chao đảo trước cuộc đổi đời, vừa lừa gạt thế giới rằng đảng ta độc lập, không liên hệ gì tới chủ nghĩa LêMarx... Nói một cách nôm na không cần úp mở, VC khi cho Hồ Chí Minh đội nắp hòm kiếng sống lại với đảng, để khẳng định một đường lối cho đất nước, bằng thứ tư tưởng có hơn nửa thế kỷ, đã lỗi thời trước sự tiến hóa của nhân loại, chẳng qua cũng chỉ mượn miệng Hồ, để khẳng định: 'Quyết tâm của VC là tiêu diệt các hình thức sở hữu không thuộc xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế riêng rẽ trở thành thuần nhất, và trên hết, chế độ sở hữu của toàn dân, là không ai có được của riêng vì nhà nước là chủ tất cả từ người tới của cải vật chất...' Như vậy VC ngày nay, trị nước, theo tư tưởng Hồ Chí Minh vừa dẫn trên, cái thứ tư tưởng mà theo Hồ, cũng chỉ dựa theo luận thuyết của Lenin, về các vấn đề dân tộc, thuộc địa và cũng là con đường giải phóng dân tộc VN của Hồ và Ðảng'.
Ðã coi chủ nghĩa Marx-Lenin là lỗi thời, đã biết Hồ Chí Minh một đời gây ra không biết bao nhiêu là tội ác và nỗi bất hạnh trầm thống cho dân tộc, đã biết xã hội chủ nghĩa là đói nghèo và huyễn hoặc, đã phải quì gối van lạy người Việt tị nạn cũng như thế giới văn minh của loài người để cứu đảng. Thế nhưng VC chứng nào tật nay, không bao giờ biết nghĩ tới dân tộc và non sông, không bao giờ chịu thành tâm ăn năn sám hối trước biển tội ác, vẫn cứ tiếp tục làm tôi tớ cho ngoại bang Nga-Tàu, kể cả Mỹ-Nhật và bọn Tàu Trắng, Nam Hàn. Trò hề kéo xác chết Hồ ra khỏi nhà mồ vĩ đại Ba Ðình, dựng lại những huyền thoại tưởng tượng, tuy có gây chút hào khí nơi bọn đảng viên VC già nua trong nước và một đám Việt gian trí thức, ăn chén đá bát, no cơm rửng mỡ nơi hải ngoại, thì cũng không thể giấu nổi Sự Ngiệp Vĩ Ðại Bán Nước và làm tôi tớ cho Nga Tàu của Cáo Hồ và đồng đảng trong bảy mươi lăm năm qua...
1- Tư tưởng Hồ Chí Minh
Căm thù xã
hội vì cha
là Nguyễn Sinh Sắc, uống rượu đánh chết ngươi, nên bị bãi quan tại Binh Ðịnh. Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết sống nhờ qua sự đùm bọc của Hồ Tá Bang, Trương Gia Mô và mấy người con của Nguyễn Thông, một thời gian ngắn. Năm 1911, Thành sang Pháp nhờ làm bồi trên tàu Latouche Tréville.
Sau khi gia nhập đảng cộng sản Pháp, tháng 5-1923, Nguyễn Ái Quốc (tên mới của Nguyễn tất Thanh) sang Nga và bắt đầu một cuộc đổi đời về vật chất, cũng như được quan thầy Nga, huấn luyện dạy dỗ, trở thành một điệp viên cộng sản quốc tế. Rồi Hồ được lưu lại công tác tại Bộ Phương Ðông, phụ trách vấn đề các nước thuộc địa. Theo Hồng Hà, lúc đó Hồ được ở trong khách sạn Luych, lương tháng bảy Tchervonetz, tương đương với bảy chục đồng Rúp vàng hoặc 50 gam vàng. Trong lúc đó, tại Nga nạn đói đang diễn ra thê thảm, khắp cả nước giặc giã loạn lạc triền miên. Thế nhưng đảng cộng sản Nga lại cưng chiều Hồ, với thực phẩm ê hề, tiền nong đầy đủ, và chỗ ở thì đông vui nhất. Hèn chi Hồ đã sớm trở thành tên phản quốc số một của thời đại, suốt đời chỉ biết trung kiên và phục vụ cho chủ mà thôi. Chính nơi thiên đàng này, Hồ cho biết là mình đã được giác ngộ, hạnh phúc, nên đã coi đây mới chính là quê hương và tổ quốc đích thực của mình. Cũng tại đây, trong ngày quốc tế Lao Ðộng 1-5-1924, Hồ theo lệnh thượng cấp, đến nói chuyện trước đám đông trong cuộc biểu tình, dưới một biểu ngữ màu đỏ, để tang cho Lênin. Cũng theo Hồng Hà, Hồ đã hứa là sẽ đem Lá Cờ Búa Liềm của Liên Xô, cũng như chủ nghĩa xã hội của Ðệ Tam Cộng sản Quốc Tế, về cấm tại tổ quốc VN và Y đã thực hiện đúng lời cam kết trước vong linh của Lênin.
Từ bản chất mặc cảm đói nghèo, Hồ xuất dương qua động cơ thúc đẩy là kiếm sống và vươn lên trong xã hội, nên chúng ta sẽ không lấy làm lạ về chuyện Hồ nộp đơn xin vào học miễn thi tại trường thuộc địa Pháp hay xin Khâm Sứ Trung Kỳ cho cha là Nguyễn Sinh Sắc, một chức quan nhỏ, để kiếm cơm nuôi miệng. Sống ở Nga trong suốt thời kỳ biến động, trời long đất lở, có lúc tưởng chừng chế độ Bonsovich sẽ bị tan tành. Nhưng chính hoàn cảnh đó, lại trở thành thân quen, đáp ứng đầy đủ ý thức nô lệ của một con người ôm đầy khát vọng, đã dạy cho Hồ những mô thức xã hội tương lai, rập khuôn theo Liên Xô, qua vấn đề thiếu nhi và nghệ thuật khủng bố của KGB. Thật vậy ở Liên Xô, thiếu nhi ngay từ thuở nhỏ đã được đảng giáo dục và huấn luyên biết căm thù, yêu, ghét theo mệnh lệnh. Ðây là chuyện mà Hồ thích nhất và đã đem nó về trồng người tại VN, về sau chính đó, là thủ phạm trong mọi tội ác, mà đầu tiên là vụ án 'cải cách ruộng đất' long trời lở đất tại đất Bắc, khi Hồ làm chúa nơi này. Sau tới là việc đem cấy ý niêm hận thù và đấu tranh giai cấp, được coi như kim chỉ nam trong đạo lý cách mạng. Chính hai chủ trương độc hại này, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, suốt bảy mươi lăm năm qua đã phá vỡ truyền thống tu thân, trị quốc và đạo đức ngàn đời của quốc dân Hồng Lạc, làm băng hoại xã hội, gia đình và nhân cách của con người VN, từ khi đảng cong sản, được Hồ đem từ Liên Xô về. Cũng kể từ đó, người Việt sống dưới chế độ cộng sản miền Bắc và cả nước từ sau tháng 4-1975, theo đề cương văn hóa, được đảng giáo dục, cách yêu, cách ghét, cách sống và làm việc, đã không còn là một con người, mà là những công cụ phản ảnh chính sách của đảng. Tóm lại, chính Hồ đã làm cho văn hoá và lịch sử VN vong thân, từ khi Y chính thức trở thành một tên nô lệ chủ nghĩa ngoại bang. Cũng vì vậy mà nay dù to mồm lắm miệng nói đổi mới, với cảnh phồn hoa giả tạo khắp phố phường, nhưng trong tận cùng, người dân, nhất là ngư, nông, tầng lớp lao động ở mọi miền đất nước, đời sống tinh thần và vật chất, có hơn gì thời Pháp thuộc? Người vẫn nguyên là thân phận của trâu, ngựa, có khác chăng khi trước kẻ cưỡi, người chăn là thực dân da trắng; ngày nay, chủ được thay thế là những tên tư bản đỏ mà sự bốc lột bạo tàn, gấp trăm nghìn lần kẻ thù xưa cũ. Ðó cũng là nhờ tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo.
Ta biết Hồ ra khỏi nước từ năm 1911 và sau đó gần 20 năm, chỉ sống ở các nước Âu Châu và năm 1930 được Liên Xô chỉ thị về Hồng Kông, lúc đó là một thuộc địa của Anh quốc, để thống nhất ba đảng cộng sản thành một, theo quốc tế cộng sản. Ðiều này cho thấy đảng Việt Cộng, không hề có chủ quyền, ngay đến việc đặt một cai tên theo ý mình, cũng bị chủ Liên Xô gay gắt lên án và phê bình. Ðây là bằng chứng, do chính Hồ thố lộ, trong bức thư đề ngày 27-2-1930 khi gửi cho đảng cộng sản Pháp, rằng là Y không biết mình là ai? Cộng sản Pháp, VN, quốc tế cộng sản hay cộng sản LX tại Ðông Phương Bộ? Xem thế, không trách gì thiên hạ gọi Hồ là nhân vật ngàn tên, trăm mặt, không biết đâu mà mò? Ta cũng được biết lúc đó, ngoài Hồ, còn có nhiều người cộng sản khác ở Paris, cũng giới thiệu nhiều đảng viên VC theo học tại Bộ Phương Ðông. Sự lo sợ mất chỗ đứng trong quốc tế cộng sản, làm nảy sinh trong tư tưởng của Hồ hai sự kiện; củng cố thế lực lãnh tụ đảng và tìm mọi cách loại trừ những đồng đội, đồng đảng nhưng đồng thời cũng là những kẻ thù kinh khiếp, có thể làm bứng gốc Y trong sứ mạng làm tay sai bản xứ của đế quốc Liên Xô.
Tại VN vào
những năm của thập niên 20, xã hội tuy đang trong thời kỳ Pháp thuộc, nhưng hoàn toàn không giống Liên Xô dưới chủ trương 'vô sản hóa kiểu Bônsôvich - Stalinnit', mà nhu cầu của Stalin lúc đó, là phải loại bỏ những thành phần trí thức, tiểu tư sản, công nông có học... từng theo Lênin trong cuộc cách mạng tháng 10-1917. Nhưng do nhu cầu đạt lòng tin của chủ, Hồ Chí Minh nhân danh quốc tế cộng sản, ra lệnh cho VC, thi hành chủ trương 'Vô sản hóa rập khuông, theo kiểu Stalinnit' thì quả là tư tưởng Hồ Chí Minh siêu tuyệt... Do trên, khi Hồ kêu gọi lập đảng VC, Y đã tuyên bố thẳng thừng: 'đảng cộng sản VN là đảng vô sản', thế nhưng giờ đây, các chóp bu trong đảng đều là những tỷ phú tư bản, có tên trong tóp những người giàu nhất thế giới đương thời.
Năm 1931 Trần Phú từ Liên Xô về, theo lệnh chủ dẹp bỏ tất cả những văn kiện được Hồ nhân danh quốc tế cộng sản, thông qua trong hội nghị thống nhất. Ðồng thời Phú thay LX, viết lại 'Luận Cương Chính trị' khai lối vẽ đường cho VC theo đó mà thi hành. Tóm lại, cộng sản VN đã bị quan thầy LX khiển trách là đi ngược lại tinh thần đấu tranh giai cấp. Do trên vào tháng 10-1930, đảng ta đã họp hội nghị lần thứ 1, hạ quyết tâm là đứng sau lưng đế quốc đỏ dưới ngọn cờ liềm búa, làm tên nô lệ tiền phong, mở rộng lãnh thổ LX xuống khắp vùng Ðông Nam Á, dĩ nhiên trong đó có Ðông Dương. Cuối cùng, LX không cho phép VC
xài danh xưng 'đảng cộng sản Việt Nam' vì nó đã thể hiện tính chất cục bộ hẹp hòi, trái ngược với tinh thần của người cộng sản quốc tế là: 'vô tổ quốc, vô tôn giáo và vô gia đình'.
Cũng từ đó Hồ bị quan thầy LX cho ra rìa, chỉ hoạt động quanh quẩn tại các nước Ðông Nam Á. Rồi phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh bùng nổ và đẫm máu trong sự thất bại ề chề, cũng là thời gian Hồ bị gọi về giam lỏng tại LX, cho tới cuối thấp niên 30 mới thấy lộ diện và chính thức trở về VN vào mùa thu -1945, khi VC
cướp được chính quyền đang bị bỏ trống, vì quân phiệt Nhật đã đầu hàng Mỹ cùng Ðồng Minh.
Tóm lại đây chỉ là những nét khái quát về một phần đời hoạt động của Hồ trong quốc tế cộng sản, qua những thay đổi theo thời gian của VC, nhưng từ đó cho ta thấy cái được gọi là khuynh hướng dân tộc trong lòng đảng cộng sản VN chỉ là một ảo vọng, vì dưới lăng kính lịch sử không hề có thể xảy ra. Tất cả giờ đây đã gần như hiện nguyên hình, xác nhận Hồ cùng đảng cộng sản VN, chỉ là quan hệ chủ tớ, trong một giai đoạn mà Nga-Tàu bành trướng chủ nghĩa khắp Ðông Nam Á, và cũng từ đó, qua cái gọi là tư tưởng HCM, đã nói lên sự nghiệp vĩ đại làm tay sai cho ngoại bang của Hồ và đảng VC trong suốt 75 năm qua.
2- Cơn mộng du của Ðảng qua tư tưởng HCM
Chủ nghĩa xã hội thật ra chỉ là một triết thuyết trong khu rừng chữ nghĩa thuần lý, chứa đầy mâu thuẫn vì đã vá viu, vay mượn tư tưởng của nhiều người khác như Feuerbranch, Zeno, Durkheim,
Malthus.. với ý nghĩa gì, mà lúc nào đảng cũng nói 'yêu nước là yêu nước xã hội chủ nghĩa...' Thật ra đây chỉ là danh xưng để tóm gọn các chủ thuyết của Marx và Lê Nin, xét từ căn nguyên, cũng chỉ là một thứ chủ nghĩa phổ cập của Mác Xít, về đấu tranh giai cấp, đề cao vai trò lịch sử của đảng cộng sản, trong việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh giai câp quốc tế, tìm tới thắng lợi cuối cùng là thế giới vô sản hay nói tắt là xã hội chủ nghĩa. Ðó là cuộc đấu tranh trường kỳ, khốc liệt giữa hai giai cấp vô sản và tư bản. Cuộc chiến này thật sự đã có từ mấy ngàn năm rồi. Ðó là ranh giới của người giàu và người nghèo. Karl Marx chỉ là người nhận ra điều đó, rồi thêm bớt xào nấu ít nhiều dữ kiện trước mắt để làm chất xúc tác, thúc đẩy, xúi giục, gây thành một phong trào tranh đấu. Thế giới từ đó, bỗng dưng chuốc lấy tai họa diệt thân, kéo dài triền miên, khổ đau cho tới ngày nay vẫn chưa chấm dứt. Nguyên do cũng vì đam mê chạy theo lời hứa hẹn quyến rũ, của những kẻ rao bán chủ nghĩa như ở VN trong cảnh chết đói năm Ất Dậu 1945. Lợi dụng con người trước cảnh cùng khốn, cán bộ cộng sản qua một số gạo cướp được từ các kho dự trữ để cứu đói của Chính Phủ Trần Trọng Kim, đã lặn lội khắp hang cùng ngỏ hẹp, phát chẩn đồng thời rao bán lời hứa cuội của họ Hồ. Người dân lúc đó chỉ vì miếng ăn trong cơn đói, nên đã theo cộng sản:
'đồng bào hãy vùng lên
quyết tâm theo bác Hồ
nông dân sẽ có đất
người nghèo sẽ có ăn
gạo lúa sẽ đầy sân...'
Và kết quả gần một thế kỷ theo đuổi xã hội chủ nghĩa, nhưng thiên đàng vẫn biệt tích, trong khi địa ngục đỏ nơi chốn trần gian vẫn hằng hằng, chôn kín người người trong nghèo đói, lạc hậu và chiến tranh thì không bao giờ thấy dứt. Kết quả người nghèo càng thêm nghèo, giai
cấp xã hôi
càng có cơ hội nảy sinh, để người trắng trợn làm khổ và bốc lột người như hiện trạng tại VN ngày nay. Tóm lại từ căn nguyên và căn bản, cộng sản chủ nghĩa hiện thực như là một thứ chiến tranh liên tục, với các mục tiêu đã định sẵn, được hướng dẫn bằng những khuôn phép bao trùm phổ cập và bất di bất dịch. Như vậy nay đã rõ ràng, giữa chủ nghĩa Marx-LêNin và chủ nghĩa tự do, luôn luôn là sự tương khắc không bao giờ có thể hòa hợp, hòa giải được như sự mong muốn huyễn hoặc của một ít người còn ngây thơ trong ý nghĩa bất bình thường.
Cũng vì
quan niệm khoán
trắng cuộc đời, gia đình và vận mệnh của quốc gia dân tộc mình cho cấp lãnh đạo, mà VN ngày nay, sau khi cởi được ách nô lệ của ngoại bang, lại đắm chìm trong địa ngục cộng sản; không biết bao giờ mới ngoi lên khỏi cái vũng bùn tối tăm ô nhục này, để ngẩn mặt làm người, như tổ tiên ta từ ngày lập quốc cho tới khi Hồ rước voi Nga-Tàu về đầy xéo quê hương đất Việt.
Và cũng vì sự thờ ơ của mọi người, kể cả các đảng phái quốc gia, là những kẻ có trách nhiệm làm đầu tàu, dẫn dắt dân tộc trên con đường phục hưng dựng nước. Rốt cục đã bỏ lỡ cơ hội vàng mười để cho Hồ và quốc tế cộng sản nhanh tay chiếm lĩnh. Từ đó chúng nhân danh lãnh tụ, đưa dân tộc qua khắp các tầng địa ngục để người không còn là người và một giang sơn cẩm tú, biến thành một đất nước nghèo đói thảm thê, lệ thuôc ngoại bang, nợ nần chồng chất, không biết cho tới bao giờ mới ngẩn mặt được, để trở lại kiếp người?
Tám năm kháng Pháp cam go máu lệ để đạt đưọc những chiến thắng lẫy lừng tại Bắc Sơn, Sông Lô, Ðiện Biên Phủ, kết thúc 80 năm đô hộ của giặc Pháp, là xương máu chung của toàn dân cả nước. Rốt cục đồng bào và các đảng phái Quốc Gia, cũng chỉ làm viên gạch lót đường để Hồ và đảng VC tới Geneve, thò bút ký vào văn kiện, lãnh nửa phần đất nước vào năm 1954, dùng làm căn cứ địa cho xã hôi chủ nghia Nga-Tàu có phương tiện bành trướng xuống phương Nam.
Rồi thì Hồ theo gót Mao, ba bước nhảy vọt, tiến hành chủ nghĩa Marx-Lênin, qua ba lần cải cách ruộng đất, mục đích để tiêu diệt tận gốc rễ những thành phần xã hội, bị kết tội là phú nông, địa chủ, trí thức và tiểu tư sản, dù rằng trong cuộc kháng chiến vừa qua, chính họ là những người đã góp phần lớn xướng máu để Hồ và đảng có sự nghiệp. Tất cả đều nằm trong cái được gọi là biện chứng pháp duy vật sử quan, do đảng đề ra là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến lên xã hội chủ nghĩa. Kết quả trong những cuộc tắm máu đồng bào, đã có hơn triệu người ở mền Bắc và bắc Trung Phần gục chết vì đấu tố, phần lớn do chính thân nhân hay gia đình của họ gây nên. Hung thủ trong thảm trạng này chính là Hồ Chí Minh và cái đám người trồng, trong cái tư tưởng mà Hồ học được từ LX, đem về cấy, chẳng những tại VN mà còn trên đất Chùa Tháp. Cảnh giết người không gớm tay của Pol Pot và Khờ Mer đỏ sau năm 1975 chỉ là bản sao hay là sự tái diễn của lịch sử, mà chúng đã học được từ Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh và Hà Nội.
Tóm lại, tính chất mộng du của xã hội chủ nghĩa hay mác-xít đã được cộng sản tuyên truyền một cách huênh hoang, làm như là một thứ chân lý tuyệt đối, mà ngày nay người ta gọi là 'ngây thơ cụ'. Riêng hình ảnh của đảng, nhất là hiện nay được lồng thêm cái gọi là tư tưởng HCM, càng thêm mơ mơ màng màng, chẳng khác gì nhũng nhân vật tếu của Vũ trọng Phụng, trong Số Ðỏ hay Giông Tố... Ngày nay đảng đã giàu rồi, nên vội cất đi cái màn tranh đấu giai cấp nhưng càng giấu, sự đấu tranh giai cấp bỗng dưng bộc phát, không phải từ đảng, mà là từ đồng bào nghèo khổ, tố cáo vạch mặt bọn ác ôn côn đồ tham nhũng của đảng, làm cho bộ mặt của Hồ, càng lúc càng thêm khôi hài
tội nghiệp, dù Y lúc nào cũng thấy cười vì da mặt đã được căng và bơm vào các hóa chất, khi được Nga giải phẫu, trước khi đăng quang làm vua và cha già cả nước VC.
D.Pike trong cuốn sách viết về HCM dẫn chứng rằng tư tưởng của đương sự, tuy có tính cách huyền thoại nhưng đó là một sự gian lận cần thiết, để cộng sản đạt được chiến thắng. Thật ra Pike viết sách, qua nguồn sử liệu do chính VC cung cấp, chỉ biết có cái tốt mà không bao giờ ngờ tới những xấu xa bẩn thỉu tàn bạo của Hồ, đã bị che lấp hay thần thoại hoá, cả đến sự Hồ có vợ con, cũng bị giấu diếm, tới năm 1991 mới bị khai quật một phần.
Sau năm 1975, VC say men chiến thắng và sự tự tin vào thứ khoa học giả tưởng của những đỉnh cao trí tuệ loài vượn khỉ, đã dẫn dắt cả dân tộc vào con đường tự tôn u mê, biến đất nước thành nếp sống cổ đại, ngăn chận mọi bước tiến hóa, để chỉ còn có một lối quẩn quanh thần bí, đó là con đường chạy theo cái gọi la tư tưởng HCM đã quá lỗi thời, lạc hậu... nhưng nhờ dối trá và cưỡng bức, mà trở thành nếp sống cho cá nhân cán bộ và nhu cầu của đảng, trở thành thứ thể chế hoá, không có không được. Tóm lại, từ thời Hồ tới ngày nay trong chế độ cộng sản, dối trá không chỉ là bệnh tật của cá nhân, mà trở thành của lãnh đạo từ nhỏ tới lớn. Vấn đề lớn nhất của đảng hiện nay, là làm cách nào giữ vững được ghế ngồi chỉ còn có ba chân, hơn là sự cần thiết của lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Cho nên dù đảng có muốn trì níu quyền lực, bằng cách lôi trong nấm tro than tàn lụn, vực dậy hình ảnh hay tư tưởng gì gì đó của lãnh tụ Hồ Chí Minh, thì cũng đã lỡ tàu, không còn được như cũ nữa. Thời cai trị người dân cả nước bằng chế độ khu vực công an, tem phiếu thực phẩm đã lỗi thời. Cũng càng không thể bưng bít, cướp giật, làm càn trong thời đại điện toán. Cho nên nói theo sử quan, vương quyền của VC ngày nay, ở ngoài mắt nhắm mắt mở nhìn vào, tưởng to lớn, quyền lực cùng mình, thật ra chỉ là một cơn mộng dữ dội, sau 30 năm tác quái làm oai, chỉ tội nghiệp cho người dân miền Bắc, mang niềm đau khắc khoải, mở miệng lại mắt quai, vì trót dấn thân vào tội lỗi, mang tội danh thiên cổ, khi biết mình chỉ là công cụ, giúp kẻ cướp làm giàu trên máu xương của đồng bào.
3- Một nền văn học tha hóa qua tư tưởng HCM
Từ sau cách
mạng tháng
8-1945, Hồ chính thức đem ý thức hệ cộng sản, từ Nga-Tàu về tròng vào cổ các văn nhân, nghệ sĩ đất Bắc. Sau ngày 30-4-1975, cả nước cùng chịu chung nạn kiếp.
Thật ra, ngay từ năm 1930, thời gian đầu tiên quốc tế cộng sản có mặt tại VN, cán bộ đảng đã huỵt toẹt tuyên bố: 'đảng phải mở rộng việc tuyên truyền trên sách báo, truyền đơn, diễn thuyết và tài liệu huấn luyện... Cũng từ đó dấy lên vấn đề duy tâm và duy vật, lại tung ra bản đề cương văn hóa, lập hội văn hoá cứu nước do Trường Chinh làm lãnh đạo, cùng Lê Quang Ðạo, Trần Ðộ, Vũ Quốc Uy... Cũng từ đó, đảng như bóng ma, len lỏi vào hàng ngũ văn nhân, nghệ sĩ, để tuyên truyền, lung lạc họ, hầu lôi kéo mọi người gia nhập đảng.
Ngày 10-12-1952, để công khai bày tỏ lập trường trên, Hồ tuyên bố: 'văn hóa, thông tin cũng là một mặt trận mà anh chị em là những chiến sĩ trên mặt trận ấy, với nhiệm vụ phải phụng sự trước hết cho giới công, nông, binh'. Sau cùng
vào năm 1962
trong đại hội văn nghệ toàn quốc, Trường Chinh nhân danh đảng, ra lệnh:
'1- Văn nghệ sĩ phải thừa nhận rằng, làm văn nghệ là để phục tùng chính trị và phục vụ đường lối chính sách của đảng, phải trung thành với lý tưởng của đảng và hy sinh cho sự thành công của xã hội chủ nghĩa.
2- Văn nghệ sĩ bằng sáng tác của mình, giúp đảng đứng vững, để đảng bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê.
3- Văn nghệ sĩ ngoài phục vụ đúng chủ trương của đảng, phải chống lại tất cả.
4- Văn nghệ sĩ là một đảng viên cộng sản, nên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước đảng về tác phẩm của mình.'
Như vậy người văn nghệ sĩ dưới chế độ cộng sản, muốn được yên ổn để sáng tác, bó buộc phải:
- Về xã hội, lấy công, nông, binh làm gốc.
- Về chính trị, lấy xã hội chủ nghĩa làm chỉ đạo.
- Về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật và biện chứng làm căn bản.
- Về sáng tác, lấy chủ nghĩa xã hội hiện thực làm đề tài.
Nguyên tắc này, đến nay dù được cởi trói hay đổi mới tư duy, vẫn xem như bất di bất dịch, làm nền tảng sáng tác của giới văn nghệ sĩ VN, hiện sống dưới chế độ VC. Ngoài ra, đảng còn núp dưới các cơ quan tuyên huấn, văn hóa văn nghệ trung ương, kiểm soát chặt chẽ mọi văn nghệ sĩ, ở phương diện tư tưởng, nghệ thuật và sinh hoạt. Tất cả sách báo, tác phẩm phát hành đều do chính bàn tay đảng kiểm duyệt. Ðể minh chứng sự kiện có thật trên, hãy nghe Diệp Minh Tuyền và Nguyễn Minh Châu, kể lể trên báo Văn Nghệ ngày 15-11-1986: 'Nhà biên tập trong mỗi chúng ta, sợ nhà biên tập của các tòa soạn cũng như nhà xuất bản, khiến cho ngòi bút của mình gọt giũa sự thật tròn vo (DMT). Riêng NMC thì
cho biết trong mỗi con người cầm bút, cái bất tài nhảy lên bục tao đàn để múa may. Trong khi cái tài năng, thì trùm chăn, chờ ngày xuống mồ'.
Tóm lại, nhờ tư tưởng HCM mà VC kềm chế văn nghệ sĩ tới mức phải trùm chăn chờ xuống mồ. Thế nhưng đảng vẫn không thấy là đủ, là không đạt được chất lượng, nên lại bắt chước theo quan thầy Nga-Tàu và Ðông Ðức, dựng thêm cái gọi là Trường Ðại Học viết văn và các trại sáng tác, để tạo mầm non văn nghệ sĩ trung kiên, thờ đảng.
Trường Ðại Học viết văn Nguyễn Du, được lập tại Hà Nội vào năm 1979 để cộng sản hóa toàn phần các văn nghệ sĩ, theo đúng tư tưởng HCM. Do tiêu chuẩn hồng hơn chuyên, nên học viên gần như là công an, cán bộ, bộ đội. Thời gian học tập là 3 năm với 3 chương trình: học lý thuyết, đi thực tế và thực tập sáng tác. Trường đào tạo học viên theo chủ trương: thông suốt chủ nghĩa Mác-Lê, sáng tác nghệ thuật văn học theo đúng đường lối của đảng. Tóm lại nhà trường không có bổn phận cũng như mục đích đào tạo học viên thành những tài danh thiên cổ của đất nước như Lê Quý Ðôn, Nguyễn Du, Nguyễn Trải... mà chỉ muốn biến các học viên, khi tốt nghiệp sẽ thành:
- một bánh xe nhỏ hay một đinh vít nhỏ trong cổ máy xã hội (Lênin).
- một kỹ sư tâm hồn (Staline).
- một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa (HCM).
Nhờ những căn bản học hỏi, đi thực tế trong chương trình dài 3 năm, nên tất cả học viên sau khi tốt nghiệp, gần như được lĩnh hội tuyệt đối cái tư tưởng tiên thiên, như là một chân lý bất khả phân, về những gì được ghi chép trong tư tưởng HCM nói về đảng, về XHCN được coi là hoàn hảo tuyệt đối. Trong khi đó tất cả những gì còn lại của đối phương, đối lập, phía bên ngoài đảng, tuyệt đối là xấu xa, là hủ hóa, là mục tiêu nhất định phải bị tiêu diệt. Ðến nay trường đã hoàn tất được 3 khóa học, đã đào tạo được một số lượng cán bộ văn hóa, tuyệt đối trung thành với tư tưởng HCM, với đảng và XHCN.
Ðào sâu nền văn học đất Bắc trong thời kỳ 1945-1975, cho thấy một nỗi đau lòng. Ðó là thân phận những người cầm bút, sáng tạo bằng tim óc, luôn bị kềm chế, đe dọa bởi các cuộc chỉnh huấn, đại hội và hội nghi văn hóa. Tất cả đều do đảng VC bị ảnh hưởng quá cỡ đảng cộng sản Tàu và Nga. Mao trạch Ðông từng tuyên bố trắng trợn: 'lũ trí thúc không có giá trị bằng cục phân, bởi vậy người văn nghệ sĩ phải cách mạng hóa tư tưởng và quần chúng hóa sinh hoạt, để bản thân mình hơn cục kít'. Do được đào tạo để làm tên nô lệ bản xứ, ngay từ những ngày đầu tiên sống ở Bộ Phương Ðông, nên HCM đã mù quáng chạy theo quan thầy, bắt chước những gì đầu tiên đã hấp thụ của Lê Nin và Staline, sau đó là Mao Trạch Ðông qua những lời nói, việc làm. Hồ thẳng tay đàn áp dã man những ai dám chống lại đảng và cái phong trào dị hợm quái đản, đó là sự tôn sùng cá nhân cùng lãnh tụ:
'Mỗi lần tranh đấu gay go
Chúng con đã được bác Hồ tới thăm
Chúng con dưới vực sai lầm
Ðang vươn mình được bác cầm tay lên...' (Xuân Diệu)
Tóm lại, nhờ tư tưởng HCM, mà suốt thời gian 1945-1975, trên đất Bắc đã khai sinh một nền văn học trừu tượng, phi lý, nếu không muốn nói là cầm thú mất tính người, giả dối, èo uột. Hậu quả đã chôn vùi cũng như làm biến chất tất cả những tài năng của đất nước như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tô Hoài,
Quang Dũng, Văn Cao... đồng thời biến họ thành những con vẹt chỉ biết tuyên truyền một chiều.
Về cái gọi là đổi mới tư duy, thật ra đâu phải đợi tới khi tổng bí thư Liên Xô là Gobachev bật đèn xanh năm 1986, mà Nguyễn Văn Linh mới chịu cho văn nghệ sĩ cả nước cởi trói chút chút để thở. Phản kháng đã sôi sục và bừng dậy ngay từ thời kháng Pháp và chính thức nổ tung vào năm 1950 với Hoàng Cầm, trưởng đoàn văn công bộ đội Bắc Việt, tuyên bố: 'đảng không nên nhúng tay vào
chuyên môn của nghệ thuật'. Còn Trần Dần thì táo bạo hơn, khi công khai đòi VC phải trả quyền lãnh đạo văn nghệ cho văn nghệ sĩ, thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội'. Tiếp đến là biến cố ngày 24-2-1956, cộng sản Nga bài xích Stalin, còn
Trung Cộng thì hô
hào 'bách gia tề phong, bách gia tranh minh', và sau rốt là cuộc nổi dậy chống quân xâm lăng Liên Xô của Hung và Ba Lan tại Ðông Âu, tuy bị đàn áp dã man băng xe tăng và trọng pháo nhưng tiếng vang đã được loan truyền khắp năm châu bốn biển, khiến cho HCM càng ra tay đàn áp đồng bào mình một cách không khoan nhượng. Cuối cùng, một số lớn văn nghệ sĩ lừng danh thời tiền chiến, đòi đổi mới trong phong trào 'trăm hoa đua nở' trên đất Bắc, đã bị Hồ khủng bố một cách tận tuyệt. Trong số người bị hãm hại, tù đầy, làm cho tan nhà mất cửa, thân bại danh liệt, ta thấy có Trương Tửu, Trần Ðức Thảo, Phan Khôi, Nguyễn Hữu Ðang, Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán, Lê Ðại, Văn Cao, Trần Duy, Thụy An, Như Mai, Hoàng Yến, Chu Ngọc, Sĩ Ngọc...
Nói chung, dưới chế độ cộng sản, qua cái gọi là tư tưởng HCM, mà biểu hiện là thời gian 30 năm từ 45-75, người văn nghệ sĩ đất Bắc đều chịu sự lãnh đạo của đảng, cùng đứng trong một tổ chức gọi là hội nhà văn (công cụ của đảng), cùng nhìn chung một thế giới quan (chủ nghĩa Mác Lê), cùng sử dụng chung một phương pháp (chủ nghĩa hiện thực XHCN), và cùng chung mục đích, đó là khẳng định vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng, của lãnh tụ và của XHCN.
Từ năm 1986, trước sự thất bại ê chề của cái gọi là kinh tế XHCN, theo chủ nghĩa Mac-Lê-Mao-Hồ, tổng bí thư VC Nguyễn văn Linh, đành buông dây néo cổ, qua cuộc họp của hơn 100 văn nghệ sĩ cả nước tại Hà Nội, mớm lời với mọi người rằng, từ nay ai
muốn viết sao tùy ý... Thêm vào đó là cao trào nổi lên khắp nơi, nhất là tại Ðông Âu, đòi tiêu diệt chế độ cộng sản đương thời. Sự kiện làm cho một số lớn văn nghệ sĩ VN bổng thức tỉnh khi nhìn lại mình, không khác gì một con vẹt, bao lâu nay chỉ hót nịnh đảng và suy tôn Hồ. Sự mặc cảm bị làm nô lệ của đảng, bổng vùng dậy trong những con người có miệng mà không được nói, có tim lại chẳng được yêu, ghét, thương nhớ theo ý mình, làm bùng dậy phong trào đòi đổi mới tư duy, với những Nguyễn Minh Châu, Dương Thu Hương, Lê Lựu, Xuân Cang, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Phùng Gia Lộc, Nguyễn Duy, Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Trần vàng Sao, Trần Mạnh Hảo... Nhưng đó cũng chỉ là sự bồng bột nhất thời vì dưới chế độ kềm kẹp khát máu, luật pháp là đầu súng, lưỡi lê... cho nên thấy vậy mà không phải vậy, cho nên đâu được mấy người dám nói lên sự thật như hiện nay trước cái cảnh đồng bào cả nước đã đứng dậy tố cáo VC cướp ruộng cướp chùa, giết dân bán nước mà cả thế giới đều biết.
HCM là tội nhân thiên cổ trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc. Những câu chuyên được bật mí sau này, nói là Hồ bị Lê Duẩn cướp quyền, ngồi chơi xơi nước, chẳng qua chỉ là cách đem người chết để tế thần, chạy tội cho tên đồ tể số 1 của dân tộc trước những tội ác của Y, càng lúc càng chồng chất. HCM một đời, từ lúc bỏ nước ra đi cho tới khi lìa đời năm 1969, luôn luôn là bóng ma,
trong cuộc sống của triệu triệu người. Chết là hết theo quan niệm Ðông Phương, nhưng với HCM, chết chỉ là sự đổi ngôi, thay vì ngồi chễm chệ trên ngai vàng, thì Y được nằm trong
quan tài, thế thôi. HCM chết nhưng sự di hại tới nhiều thế hệ của dân tộc vẫn hằng hằng miên viễn. Triệu triệu nổi hờn căm bi thiết vẫn còn đó, tiếp tục tàn phá đất nước, dân tộc, xã hội, gia đình và từng cá nhân đang sống trong nước, kể cả những người đã nhanh chân trốn chạy giặc Hồ, khắp các nẻo đường hải ngoại.
Quả báo nhãn tiền, HCM và đảng VC tuy chưa tới hồi trả quả, nhưng đã có Năm Cam là một nhân vật hội đủ tất cả những thói hư tật xấu của HCM lúc sinh thời, hiện hữu như một mặt thật của cái gọi là 'tư tưởng HCM, trồng người, bán nước, hãm hại dân'. Qua chân dung của tên sát nhân cũng đủ để cho mọi người có một cái nhìn về chân tướng của đảng VC. Từ đó những người đang sống như chúng ta, một số lớn có thời gian trông thấy các sự kiện lịch sử của đảng, nên dễ dàng suy nghĩ theo lương tâm của mình, mà không bị ai ràng buộc hay đâm sau lưng chiến sĩ như trước ngày 30-4-1975.
Thân phận của người VN là thế đó, người dân sống trong vùng đất thắng hay bại trận, cũng y chang, cũng đói nheo và cũng bị miễn cưỡng phải phục tùng đảng và lãnh tụ. Quyền được làm người chỉ là sự bình thường trong thế giới văn minh của nhân loại. Nhưng VC qua chiến thắng, luôn tự coi mình là giai cấp ưu việt theo kinh điển Mác Xít, khoác hình dạng quái gỡ khác người hiện thực, với quyền hành sinh sát trong tay, một mình một chợ, ngả nghiêng cùng với bóng của chính mình, đi hoài trên con đường hoang tưởng, mang nhiều danh xưng; trước là XHCH và bây giờ là tư tưởng HCM. Giàu có, no đủ, được Mỹ và tư bản hậu thuẫn bưng bợ trong nghiệp vụ, cùng có cùng chia nhau mà hưởng, khiến cho VC ngày nay khinh miệt tất cả xương thịt máu lệ của đồng đảng cũ... Sự lố bịch ngu xuẩn trên trong bao năm đã tạo nên một dạng VC phi nhân ngày nay, mù đui đi hoài trong đường hầm ngỏ cụt, vậy mà vẫn huênh hoang, nói là đi trong thế giới nhân bản. Ngày nay, bức màn sắt đã vén, HCM cũng bị dựng mồ sống lại, cho nên những sử gia chân chính phải có lương tâm và bổn phận xác nhận sự thật để viết lại lịch sử VN. HCM cũng như đảng VC, trong tiến trình lịch sử cũng là những sự kiện bình thường, cũng có tốt xấu và nhân tính, cho nên phải được lột trần, để không còn mù mù mịt mịt, khiến cho ta không biết đâu mà mò. Cũng chính vì điểm này, cho nên cũng đừng lấy làm lạ khi VC đem xác HCM vào giam lỏng trong nhà mồ Ba Ðình và sau rốt, vực xác Hồ ngồi dậy để nhặt những gì mà Y đã phán. Có vậy mọi tội lỗi sau này, nếu trời đất bỗng dưng nổi cơn gió bụi, làm một cuộc đổi đời thì VC đã có lý do chạy mạng, và bảo đó là do tư tưởng HCM chỉ đạo.
Thảm ghê cho cả một thế hệ, chỉ vì bị tư tưởng HCM mê hoặc, mà một đời phải tủi thân, ăn năn không đủ. Ôi:
'Ðôi dép râu đạp tan đời son trẻ
Mũ tai bèo
khép kín nẻo tương lai
Nam Kỳ khởi nghĩa, tiêu Công Lý
Ðồng Khởi vùng lên, diệt Tự Do.'
Xóm Cồn đầu tháng 9-2007
HỒ ÐINH
=END=
5- Thời Sự Nước Úc
- Hội Nghị APEC trong bối cảnh Úc
Hoàng Ð.Thư
(SGT)
Từ thứ Hai 3/9/07 vừa qua, khi đi vào trung tâm thành phố Sydney người ta không khỏi mang một cảm giác rằng đây là một thành phố đang ở trong tình trạng thiết quân luật, một thành phố đang bị đe dọa với những bức chắn bằng lưới thép bao quanh đường phố và hằng hà sa số cảnh sát tuần tiểu khắp nơi, chận xét người qua lại hoặc đứng canh rải rác theo từng góc phố. Nhiều đường phố bị chặn nghẽn hoặc thu nhỏ lại khiến sự lưu thông bị tắc nghẽn, gây không ít phiền toái cho người dân. Nhiều hàng quán cửa tiệm trong các khu vực bị ảnh hưởng trở nên ế ẩm, vắng lặng như chùa bà đanh và có một số chủ nhân quán ăn cho biết họ đã phải cho nhân viên nghỉ việc không ăn lương trong những ngày tới đây vì hàng họ ế ẩm. Hệ thống giao thông công cộng bị đình trệ. Nhà hát con sò Opera House
trong suốt cuối tuần tới đây sẽ là cấm địa, công chúng không được quyền vãng lai. Tất cả chỉ để chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương APEC (Asia Pacific Economic
Co-operation - Hợp Tác Kinh Tế Khu Vực Á Châu Thái Bình Dương)!
Những sự phiền toái khó khăn này khiến người dân Sydney không khỏi thắc mắc rằng những lợi ích từ hội nghị này có đáng để người dân phải chịu đựng những thiệt thòi, phiền toái như thế hay không? Vô số thính giả của các chương trình truyền thanh trực thoại đã lên tiếng than phiền rằng đây là một sự phiền toái vô bổ, thật sự chẳng mang lợi lộc gì đến cho nước Úc, cho Sydney mà ngược lại, còn tạo nhiều thiệt thòi cho những người dân bình thường. Những lời than phiền ấy có chính xác không? Có phải hội nghị APEC chỉ là một thứ tuồng diễn trông có vẻ xôm tụ nhưng thực chất chẳng là gì cả hay không?
Tưởng cũng nên nhắc lại, cựu thủ tướng Bob Hawke của Úc là người đã có sáng kiến thành lập APEC vào năm 1989, khởi sự với cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao của nhiều quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương tại Canberra vào năm đó. Cho đến lúc ấy, tuy là hàng xóm của các quốc gia trong khối ASEAN và có quan hệ ngoại giao mật thiết với nhiều quốc gia trong vùng, nhưng nước Úc lại không được là thành viên của bất kỳ một tổ chức nào mang tầm vóc quốc tế trong khu vực này cả. Và cũng cho đến lúc ấy thì nước Úc chỉ là thành viên của vỏn vẹn hai tổ chức quốc tế là Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth) - bao
gồm các cựu thuộc địa của đế quốc Anh thuở xưa và là một tổ chức mà tầm quan trọng trên diễn đàn quốc tế ngày càng giảm thiểu - và Diễn Ðàn Nam Thái Bình Dương (South Pacific Forum). Thế thôi!
APEC, như danh xưng của nó, là một tổ chức hoàn toàn chuyên chú vào việc mở rộng hợp tác kinh tế và thương mãi giữa các thành viên kinh tế. Và từ khi được thành lập cho đến nay, nó đã đạt được một số thành quả không nhỏ, đặc biệt là kể từ khi cựu thủ tướng Paul Keating nâng cấp APEC năm 1991, tăng thêm phần quan trọng cho tổ chức này qua việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ thành viên một cách thường xuyên hơn, để đến bây giờ thì APEC có 21 thành viên, trong đó có cả Trung Hoa và Việt Nam.
Năm 1994,
các nhà lãnh tụ APEC đồng ý một viễn kiến chung là biến khu vực Á Châu Thái Bình Dương thành một khu thương mại tự do, giảm thiểu những bức tường chắn cản trở việc xuất nhập cảng hàng hóa giữa các thành viên, không đánh thuế nhập cảng hàng hóa (tariff).v.v. Tuy
viễn kiến này vẫn chưa được hoàn toàn hiện thực, nhưng đã có một sự cởi mở rõ rệt so với khi xưa. Có nhiều người cho rằng APEC đã là một nhân tố quan trọng trong việc giúp cho Á Châu trở thành khu vực có nhịp độ phát triển mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay, và APEC cũng đồng thời đóng góp không ít cho sự thịnh vượng của nước Úc ngày hôm nay.
Tuy chỉ là một tổ chức nhằm phát triển kinh tế, nhưng các vị nguyên thủ của các thành viên kinh tế APEC, trong các kỳ họp thượng đỉnh thường niên, có thể thảo luận về bất kỳ một vấn đề nào mà họ cảm thấy là quan trọng, khả dĩ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và thương mãi trong vùng. Thí dụ điển hình là vấn đề an ninh thế giới và phòng chống khủng bố kể từ năm 2001 cho đến nay, hoặc vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu và việc chuyển nhượng, mua bán phần khí thải carbon (carbon trading) gần đây.
Thế nhưng, tầm quan trọng của APEC có thật sự lớn lao trên diễn đàn thế giới hay không? Nếu so với các cuộc hội nghị thường niên của G8 (8 cường quốc kinh tế) hoặc của World Economic Forum thì
APEC thật sự chẳng là gì cả, bởi vì hai cuộc hội nghị nói trên chẳng những có sự hiện diện của nguyên thủ các cường quốc mà còn thu hút được giới lãnh đạo kinh tế, thương mại kỹ nghệ toàn cầu nữa, những người thật sự giật giây điều khiển cho sự phát triển kinh tế thương mãi toàn thế giới.
Theo thiển ý thì chẳng những APEC không tài nào sánh được với G8 hoặc WEF mà nó lại càng không thể nào so sánh được với những tổ chức hội nghị mang tính khu vực khác trên thế giới, chẳng hạn như European Union (EU) hoặc OAS (Organisation of
American States - Tổ Chức Các Quốc gia Mỹ Châu) hay OAF (Organisation
of African Unity - Tổ Chức Thống Nhất Phi Châu). Thậm chí ngay cả ASEAN cũng còn hữu ích nhiều hơn APEC. Cuộc họp của các nguyên thủ kinh tế APEC giỏi lắm thì cũng chỉ như cuộc hội nghị của các nhà lãnh đạo trong Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth Heads
of Government Meeting - CHoGM) mà thôi, bởi vì chương trình nghị sự lỏng lẻo và du di, và bất kỳ một sự thỏa thuận nào trong hội nghị cũng chỉ mang tính tự nguyện hơn là ràng buộc.
Hơn thế nữa, từ khi được thành lập cho đến nay, có rất nhiều vấn đề quan trọng trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương khả dĩ ảnh hưởng trầm trọng đến việc phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên nhưng đã bị gác sang một bên, bị xếp vào một xó, không hề được bất kỳ một quốc gia hội viên nào, kể cả Úc - một quốc gia thường tự hào với truyền thống dân chủ tự do, yêu chuộng công bằng xã hội, tôn trọng công lý và lẽ phải - nhắc nhở đến. Ðiển hình là vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng của một số thành viên như Trung Hoa và Việt Nam.
Mặc dầu các tổ chức bảo vệ nhân quyền như Ân Xá Quốc Tế, như Human Rights Watch liên tục nêu lên những hành vi chà đạp nhân quyền, chà đạp dân chủ tự do tại hai nước cộng sản độc tài chuyên chế này, nhưng dường như cả chính phủ Úc, lẫn chính phủ Hoa Kỳ, vẫn luôn bịt mắt, che tai, bụm miệng không hề muốn biết, muốn nhắc nhở đến vấn đề này.
Tuần qua, giới lãnh đạo phong trào lao động và công đoàn từ các quốc gia trong vùng Á Châu Thái
Bình Dương cũng đã hội họp tại Sydney để bàn thảo và trao đổi về một số vấn đề khác mà APEC cũng đã lãng quên: việc vi phạm quyền làm người của công nhân lao động tại các quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương cũng như việc khu vực này, đặc biệt là Á Châu đã trở thành trung tâm điểm hoạt động cho bọn buôn người buôn lậu phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục.
Trong cuộc hội nghị lần thứ 13 của Asia Pacific Labour Network
(APLN) - Mạng Lưới Lao Ðộng Á Châu Thái Bình Dương - các nhà lãnh đạo công đoàn trong vùng đã lên tiếng kêu gọi hội nghị APEC hãy mở rộng tầm nghị sự để có thể đáp ứng với hiện thực kinh tế và xã hội của dân chúng trong khu vực này, thay vì chỉ chuyên chú hạn hẹp vào thương mại và đầu tư mà thôi. Hơn phân nửa (52%) dân số những người làm việc ăn lương trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, gần 1 tỷ người, mỗi ngày chỉ lãnh được dưới 2 Mỹ Kim. Cơ hội có được công ăn việc làm đàng hoàng ngày càng hiếm hoi và vì sự khủng hoảng về công ăn việc làm này mà ngày càng có nhiều người trong vùng phải làm việc dưới những điều kiện khắc nghiệt.
Bà Sharon Burrow chủ tịch tổng liên đoàn lao công Úc Châu ACTU và đồng thời là chủ tịch Liên Minh Công Ðoàn Quốc Tế (International Trade Union
Confederation) - một tổ chức đại diện 168 triệu công nhân tại 153 quốc gia - tuyên bố trong buổi họp rằng: "Càng ngày càng có
nhiều người không thể tìm được việc làm thường trực và những người nào may mắn tìm được việc làm thì lại phải đối diện với việc tiền lương bị cắt giảm và những bổn lộc (benefit) khác bị cắt bỏ. Tại nhiều quốc gia, mặc dù mức sản xuất có gia tăng nhưng tiền lương công nhân lại không được tăng theo, thậm chí mức tăng lương cũng không theo kịp với mức lạm phát. Thời giờ làm việc thì lại càng dài hơn và điều kiện làm việc thì lại càng bị rút ngắn. Triệu triệu người, vì muốn kiếm sống, đã phải làm việc tại những nơi mà quyền công nhân hoàn toàn không hiện hữu".
Sự kêu gọi của hội nghị rằng "các nhà lãnh đạo quốc gia trong khu vực của chúng ta cần phải đưa ra nhiều giải pháp hầu bảo vệ nhân quyền và quyền lao động trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương cũng như ngăn chận việc bóc lột, đàn áp công nhân di dân, phụ nữ và trẻ em" có lẽ rồi cũng sẽ trôi vào quên lãng như những lời kêu gọi của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trước đây.
Vì thế, là công dân Úc gốc Việt Nam tỵ nạn cộng sản, chúng ta phải có hành động thiết thực chẳng những để tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do dân chủ ở quê cha đất tổ mà còn để bảo vệ cho những quyền rất căn bản này không bị bào mòn, đục ruỗng tại quê hương thứ hai của chúng ta, tại nơi chôn nhau cắt rốn của con em chúng ta.
=END=
6- Thể Thao Tuần Qua
- Túc Cầu & Quần Vợt Hoa Kỳ
Nam Thanh
(VNN)
Federer vô địch Mỹ Mở rộng (US Open) lần thứ tư liên tiếp
Tay vợt số một thế giới người Thuỵ Sĩ đã lập được kỳ tích lịch sử trên, sau chiến thắng khó nhọc 7-6 (7-4) 7-6 (7-2) 6-4 trước tài năng trẻ Novak Djokovic của Serbia, ở trận chung kết.
Trong lần đầu được dự chung kết một giải Grand Slam, Djokovic đã rất cố gắng nhưng thiếu bản lĩnh cũng như kinh nghiệm trong một số thời khắc then chốt. Anh đã lỡ mất tới 7 cơ hội để kết thúc set đấu. Trái lại, Federer đã đạt đỉnh cao trong các loạt tie-break của hai set đầu, xứng đáng có danh hiệu Grand Slam thứ 12 trong sự nghiệp.
Kể từ những năm 20 của thế kỷ trước, mới lại có một tay vợt thi đấu ấn tượng như thế với 4 chức vô địch liên tiếp tại Mỹ mở rộng. Federer đã tiếp nối thành tích của tay vợt quá cố Bill Tilden với 6 lần vô địch liên tiếp vào các năm 1920 đến 1925. Chiến thắng 7-6 (4), 7-6 (2), 6-4 của tay vợt người Thụy Sĩ khiến đối thủ của anh cũng phải "tâm phục khẩu phục". Djokovic thừa nhận: "Một lần nữa, anh ấy lại chứng tỏ mình là số một. Federer xứng đáng với chiến thắng này". Djokovic là tay
vợt duy nhất trong vòng 3 tháng qua từng đánh bại được Federer, nhưng Montreal không phải là New York.
Bản lĩnh của Federer càng đáng khâm phục hơn, khi trong hai set đầu tiên, anh đều giành chiến thắng ở những loạt tie-break dù trước đó bị dẫn tới 5-6. Ở set đầu, Federer cứu được tới 5 set-point, còn ở set thứ hai là 2 setpoint. Cùng với chiến thắng này, Federer cũng đang có 188 tuần ngự trị trên ngôi số một thế giới. Ðó là quãng thời gian thống trị lâu nhất trong lịch sử làng banh nỉ thế giới.
Trong trận chung kết kéo dài 2 giờ 26 phút này, Federer là tay vợt vượt trội về những pha giao bóng khi tung ra được tới 11 lần ăn điểm trực tiếp so với 5 của Djokovic. Federer phạm cũng tương đối nhiều lỗi đánh hỏng ở trận này (34) nhưng vẫn ít hơn Djokovic. Ngoài ra, tay vợt người Thụy Sĩ còn tận dụng được 3 trong 5 cơ hội giành breapoint (60%) trong
khi Djokovic có tới 9 cơ hội nhưng chỉ giành được 2 break.
Từ năm 1970 tới nay, chưa từng có một tay vợt nam nào ngoài Federer lại vào tới chung kết của cả 4 giải Grand Slam trong năm (đây là năm thứ hai liên tiếp anh có được thành tích này). Cây vợt số một thế giới thậm chí còn lập kỷ lục vào chơi 10 trận chung kết Grand Slam liên tiếp (chỉ thất bại đúng hai trận trước Nadal ở chung kết Pháp Mở rộng). Với danh hiệu Grand Slam thứ 12, anh đang khiến kỷ lục gia Pete Sampras (14 Grand
Slam) cảm thấy lo lắng. Xét về hiệu suất chiến thắng trong các trận chung kết, tay vợt 26 tuổi này còn "ăn đứt" bậc đàn anh: 12 thắng - 2 thua (85,7%); trong khi hiệu suất của Sampras chỉ là 77,8%.
Với chiến thắng này, Federer còn trở thành tay vợt bội thu nhất tại các giải đấu trến đất Mỹ năm nay, với số tiền thưởng khổng lồ 2,4 triệu USD. Trong số này có 1,4 triệu là số tiền thưởng mà anh vừa được tặng, và 1 triệu vì là tay vợt thành công nhất ở hệ thống US Open Series năm nay.
Vài nét về Federer
Sinh ngày 8/8/1981, tại Basel, Thụy Sĩ.
2001: Chấm dứt chuỗi 31 trận thắng liên tiếp tại Wimbledon của huyền thoại Sampras tại vòng 4, trước khi thua ở tứ kết.
Năm 2003:
Trở thành người Thụy Sĩ đầu tiên giành một giải Grand Slam sau khi đánh bại Mark Philippoussis ở chung kết Wimbledon.
2004: Lên ngôi số một thế giới, và là tay vợt đầu tiên kể từ thời Mats Wilander (1988) giành được 3 danh hiệu Grand Slam trong một năm
2005: Thua Safin ở Australia Mở rộng và Nadal ở Roland Garros, Federerer vẫn bất khả chiến bại ở Mỹ Mở rộng và Wimbledon.
2006: Thêm một mùa giải thống trị của Federer với 3 trong 4 danh hiệu Grand Slam của năm (thua Nadal ở chung kết Pháp Mở rộng). Lập kỷ lục mới với 92 trận thắng, 5 thua trong một mùa giải.
2007: Lập kỷ lục mới với chuỗi 54 trận thắng trên mặt sân cỏ (kỷ lục cũ thuộc về Bjorn Borg: 41 trận). Tay vợt đầu tiên giành cú đúp Wimbledon và Mỹ mở rộng trong 4 năm liên tiếp. Kỷ lục về số tuần trên ngôi số một thế giới: 188 tuần (Kỷ lục cũ là 161 tuần của Jimmy Connors).
Các danh hiệu của giải Mỹ Mở rộng năm nay
Vô địch đơn nam: Roger Federer.
Ðơn nữ: Justine Henin.
Ðôi nam: Aspelin/Julian.
Ðôi nữ: Dechy/Safina.
Ðôi nam nữ: Mirnyi/Azarenka.
Ðơn nam trẻ: Ricardas Berankis.
Ðơn nữ trẻ: Kristina Kucov.
Ðôi nam trẻ: Eysseric/Inzerillo.
Ðôi nữ trẻ: Milevskaya/Urszula Radwanska.
Henin lần thứ hai vô địch Mỹ Mở rộng
Justine Henin đang chìm trong niềm vui sướng, còn người hâm mộ quần vợt nước Bỉ chắc chắn đang khui champagne ăn mừng. Cô gái vàng của họ lại chiến thắng xứng đáng, lần này là trước Kuznetsova của Nga tại chung kết US Open sáng nay.
Một pha lên
lưới đầy quyết đoán và một cú lốp bóng hoàn hảo. Sau cú đánh ấy, Justine Henin (1) đã quỳ xuống sân trong sự xúc động. Chiến thắng tương đối dễ dàng 6-1, 6-3 trước Kuznetsova đã mang về cho tay vợt nữ số một thế giới hiện nay danh hiệu Grand Slam thứ 7 trong sự nghiệp. Gương mặt buồn rầu của Kuznetsova cùng những lời ngợi khen của cô dành cho đối thủ trong lễ nhận giải đã nói lên tất cả. Henin xứng đáng là "Federer của quần vợt nữ thế giới" với một sự ổn định đến tuyệt vời.
Trong trận chung kết kéo dài 82 phút vừa qua, tay vợt người Bỉ đã tỏ ra vượt trội về mọi chỉ số. Suốt cả trận, cô đã tung ra 25 cú đánh thắng điểm, trong khi nhà vô địch US Open 2004 chỉ có 11 lần ăn điểm ở những tình huống tương tự. Kuznetsova cũng khá gây thất vọng khi liên tục bỏ lỡ những cơ hội giành breakpoint bởi sự vụng về trong những pha trả bóng. Tính cả trận, tay vợt Nga đã có 6 cơ hội giành breakpoint và đều không tận dụng được. Ngược lại, Henin đã tận dụng được phân nửa số cơ hội ấy ( 4 trong 8) và đó đều là những thời khắc mang tính quyết định. Kuznetsova chỉ có thể tự trách mình khi phạm khá nhiều lỗi tự đánh hỏng: 29 so với 21 của Henin.
Tất nhiên,
kết quả này cũng không bất ngờ, vì đó là trận thắng thứ 15 của Henin trong tổng số 17 lần hai tay vợt này chạm trán nhau. Sau 3 lần lọt vào chung kết, Henin đã thành chủ nhân của hai chức vô địch giải Mỹ mở rộng (thất bại duy nhất xảy ra vào năm ngoái, trước Sharapova). Chức vô địch Grand Slam này cũng đáng nhớ với Henin, khi cô không để thua một set nào ở suốt cả một giải đấu. Henin cũng là tay vợt duy nhất trên thế giới giành chức vô địch một giải đấu sau khi đánh bại cả hai chị em nhà Williams. Hồi năm 2001, Hingis cũng đã hạ cả hai chị em nhà Williams để lọt vào chung kết Australia mở rộng 2001 (nhưng thua Capriatti).
Ðây là danh hiệu thứ 7 trong năm của Justine Henin, biến cô thành tay vợt thi đấu thành công nhất trong năm. 6 ngôi quán quân trước đó của Henin diễn ra tại Dubai, Doha, Warsaw, Roland
Garros (Pháp Mở rộng), Eastbourne và Toronto. Henin cũng đã có danh hiệu Grand Slam thứ 7 trong sự nghiệp sau 4 lần đăng quang tại Roland Garros (2003, 2005, 2006, 2007), một lần tại Australia mở rộng và 2 tại Mỹ mở rộng (2003, 2007). Với chiến thắng này, cô còn bỏ túi 1,4 triệu USD tiền thưởng.
"Tôi như đang trải qua hai tuần trong mơ vậy", tay vợt 25 tuổi hồ hởi sau chiến thắng này. Còn với Kuznetsova, dù thất vọng với chính bản thân, song cũng cần phải thấy rằng tay vợt người Nga đã có môt giải đấu thành công. Cô đã dành những lời chúc mừng tốt đẹp nhất cho đối thủ: "Henin đã chơi thật tuyệt vời. Cô ấy quả không hổ danh là tay vợt số một thế giới".
'Siêu phẩm" của Ronaldinho giúp Brazil đại thắng Mỹ
Brazil có phần căng thẳng khi bị đối phương mở tỷ số rồi gỡ hòa 2-2, nhưng quả đá phạt trực tiếp tuyệt đẹp của siêu sao răng vẩu đã trút bỏ gánh nặng tâm lý và tạo điều kiện cho vũ đoàn samba vượt lên giành phần thắng 4-2.
Trận giao hữu với Mỹ được xem như màn tổng duyệt lần chót của Brazil trước khi bước vào hành trình vòng loại World Cup 2010 (sẽ khởi tranh từ tháng 10/2007). Chính vì vậy, HLV trưởng Dunga đã triệu tập thành phần lực lượng mạnh nhất - gồm đội hình vừa lên ngôi ở Copa America 2007 cộng thêm hai siêu sao
Ronaldinho, Kaka - để mang sang Chicago. Và nhà cầm quân trẻ này đã không phải thất vọng với những gì đội nhà trình diễn trên sân Soldier Field, cả về mặt kết quả lẫn lối chơi.
Bỏ qua chút lúng túng sau bàn thua thứ hai, nhìn chung các học trò của Dunga đã trình diễn một thứ bóng đá đẹp mắt, chứ không hề khô cứng như khi ở Copa America. Sự hiện diện của hai bậc thầy kỹ thuật là Ronaldinho và Kaka giúp
Brazil chơi mềm mại, uyển chuyển hơn rất nhiều trong khi tính hiệu quả của những pha dứt điểm, đặc biệt là các tình huống bóng chết, được cải thiện đáng kể. Vết gợn duy nhất trong trận thắng Mỹ 4-2, có chăng, chỉ là chút chệch choạc trong khâu kèm người và chống bóng bổng ở hàng thủ.
Chút chệch choạc ấy là nguyên nhân chính khiến Brazil bị chủ nhà Mỹ chọc thủng lưới hai lần ở trận này. Ðầu tiên là pha làm bàn mở tỷ số của Bocanegra ở phút 21. Tận dụng tình huống lộn xộn trước cầu môn sau quả đá phạt góc khó chịu của Donovan, trung vệ đang chơi cho Fulham khống chế bóng bằng ngực rồi dứt điểm chân trái hạ Doni. Bàn thua còn lại xuất phát từ hình huống cặp trung vệ Lucio - Juan để "xổng" Dempsey, tạo điều kiện cho tiền đạo này tung cú sút chéo góc quyết đoán gỡ hòa 2-2 khoảng 17 phút trước khi hết giờ hiệp một.
Xen giữa hai bàn thua này, Brazil đã thể hiện được sức mạnh hủy diệt khi liên tục tra tấn hàng thủ đội chủ nhà bằng các pha phối hợp đậm chất kỹ thuật ở cự ly ngắn và trung bình, để đưa bóng vào vòng cấm. Kết quả của những đợt tấn công dồn dập dập này là hai bàn thắng in đậm dấu giày của Kaka và Ronaldinho. Ngôi sao
của Milan
tung cú sút như búa bổ ở cự ly khoảng 10 mét, khiến Howard không bắt dính bóng và trung vệ Onyewu đã vô tình đốt đền trong nỗ lực lao vào trợ giúp ở phút 32. Khi hiệp hai diễn ra được 7 phút, từ điểm đá phạt góc, Ronaldinho treo bóng
thuận lợi để Lucio băng vào đánh đầu tung lưới Howard lần thứ hai.
Hai bàn thắng ấy cùng thế trận tấn công áp đảo nhanh chóng giúp đội khách vượt qua thời khắc căng thẳng khi bị san bằng tỷ số. Phút 75, tức là chỉ 2 phút sau khi Dempsey sút
tung lưới Doni, Brazil được hưởng một quả phạt trực tiếp trước vòng cấm. Ronaldinho lạnh lùng đưa bóng lượn qua hàng rào găm vào góc xa bên trái, đưa "vũ đoàn samba" vượt lên dẫn 3-2.
Sau tình huống này, Mỹ phải đẩy cao đội hình tấn công dồn dập nhằm tìm kiếm bàn gỡ. Nhưng họ chẳng những không đạt mục tiêu, mà còn bị Brazil cho sút tung lưới lần thứ tư ngay phút cuối cùng. Từ một đợt phản công nhanh, Baptista dẫn bóng vào vòng cấm và bị Bradley phạm lỗi. Trên chấm 11 mét, ngôi sao của Man City, Elano không mắc sai sót nào, ấn định thắng lợi 4-2 cho Brazil.
Ðội hình thi đấu:
Brazil (4-3-3): Doni - Maicon (Alves, 64'), Lucio, Juan (Edu Dracena,
46'), Gilberto - Mineiro, Gilberto, Ronaldinho (Diego, 85') - Robinho (Elano,
78'), Afonso (Love, 64'), Kaka (Baptista, 70')
Mỹ (4-4-2):
Howard - Cherundolo, Onyewu, Bocanegra, Pearce (Arnaud, 86') - Feilhaber
(Convey, 70'), Bradley, Donovan, Beasley - Dempsey, Wolff (Johnson, 70').
* Với Kaka và Ronaldinho tái xuất, Brazil đã tìm lại bản sắc của mình.
=END=
7- Tin Tức Ðó Ðây
- Bản Tin Nước Úc
(SGT)
Mười một năm tù vì tội ngộ sát cảnh sát viên
Sydney: Hôm Thứ Sáu, tài xế chiếc xe bị Cảnh sát viên Glenn McEnallay ở Sydney truy đuổi trước khi ông bị bắn chết đã bị tuyên án 11 năm tù. McEnallay đã bị bắn 5 phát đạn qua cửa kính chiếc xe cảnh sát của ông sau khi đuổi theo một chiếc xe bị mất trộm tại vùng đông nam Sydney vào Tháng Ba
2002. Motekiai Taufahema, tài xế lái chiếc xe này đầu tiên đã bị xử tội sát nhân đối với ông McEnallay và bị tuyên án 23 năm tù. John, người anh em của Motekiai thì bị tuyên án 24 năm tù sau khi bồi thẩm đoàn nhận định rằng chúng cùng can dự tới một vụ tội phạm có tổ chức dẫn đến kết quả là cái chết của cảnh sát viên McEnallay. Nhưng đầu năm nay, Giám đốc Nha Công tố đã chấp nhận việc nhận tội để xin lãnh án nhẹ hơn về tội ngộ sát. Việc này đã gây ra sự tổn thương cho gia đình ông McEnallay và cộng đồng cảnh sát.
Hôm Thứ Sáu, Thẩm phán Michael Grove đã tuyên án Motekiai Taufahema
11 năm tù ở với 7 năm miễn ân xá được tính lùi lại thời điểm Tháng Ba 2005. Ông Grove nói
rằng ông
tính đến triển vọng phục hồi tốt của Taufahema và thực tế là hắn đã chứng tỏ một sự thực tâm ăn năn, hối lỗi về vai trò của mình trong tội phạm này. Quan tòa Grove nói rằng, điều quan trọng cốt yếu là tình huống của nạn nhân vốn là một nhân viên cảnh sát đang thi hành nhiệm vụ của mình. Cộng đồng lệ thuộc vào hiệu năng, và - như trong trường hợp Cảnh sát viên McEnallay, cần có các nhân viên cảnh sát can đảm để bảo vệ cho họ. Nhiệm vụ của tôi là làm cho mọi người thấy rõ rằng tòa án hỗ trợ họ bằng cách trừng phạt đích đáng những kẻ can dự vào các hành vi bạo lực đối với các nhân viên cảnh sát.
Với thời gian đã bị giam giữ trong tù, Motekiai Tuafahema
sẽ có thể được phóng thích vào Tháng Ba năm 2012. John, người anh em của y sẽ phải ra hầu tòa để nghe tuyên án vào ngày 30 Tháng Mười Một. Sione Penisini bị kết án 36 năm tù cho tội sát nhân sau khi nhận tội lẩy cò súng trong khi Meli Lagi,
tên thứ 4 trong
xe bị án tù 10
năm về tội phạm liên quan tới vũ khí.
Bên ngoài tòa án, Bob, thân phụ của Cảnh sát viên McEnallay nói rằng sự chấp nhận việc nhận tội ngộ sát là "rác rưởi" và tỏ ra rất thất vọng đối với sự tuyên án này. Ông nói:
"Hắn đã nhận được điều mà chúng ta muốn cho hắn. Ðấy cũng giống như là một cái vỗ nhẹ vào cổ tay mà thôi. Tôi không thấy một chút ăn năn hối hận nào ở bọn chúng cả. Chẳng có tên nào cho thấy là chúng hối hận. Nói rằng chúng bày tỏ sự ăn năn thống hối sâu xa cho cảm xúc của gia đình nạn nhân thì tuyệt đối chỉ là trò đùa".
Ngân hàng báo động - lãi suất sẽ gia tăng vào tháng mười một
Úc: Ngân hàng đầu tư Mỹ, JP Morgan đã tạo ra một phương pháp để tiên đoán khi nào thì ngân hàng dự trữ Úc sẽ thay đổi lãi suất và dự báo một lần gia tăng nữa sẽ xảy ra vào Tháng Mười-một tới đây. Kiểu mẫu của cơ quan tài chính khổng lồ này có thể ước tính khả năng thay đổi lãi suất ở bất kỳ tháng nào. Việc xem xét, thử nghiệm lại khoảng thời gian 6 năm trước đây cho thấy kiểu mẫu này đã tiên đoán đúng quyết định của Ngân hàng Dự trữ Úc 73 trong số 75 lần hay là 97% trong suốt thời gian này.
Kinh tế gia của JP Morgan Australia, Stephen Walters nói rằng, điều này rất tốt cho tương lai của Interband (IB) vốn tiên đoán 2 lần tăng lãi suất không thành sự thật, và chỉ có 3 trong số 7 lần tăng đột xuất từ năm 2003 khi hợp đồng của IB được phát đông. Ông Walters nói rằng kiểu mẫu của JP Morgan đã tiên đoán đúng 8 trong số 9 lần tăng đột xuất từ 2001 và 2 trong số 3 lần sụt giảm. Hai lần biến động mà kiểu mẫu này dự đoán sai là việc cắt 25 điểm căn bản hồi Tháng Mười-hai năm 2001 và tăng 25 điểm căn bản hồi Tháng Ba 2005. Tuy nhiên ông nói, trong cả 2 lần này kiểu mẫu này đều tiên đoán có biến động. Ông nói thêm, nó đã tiên đoán đúng tất cả 63 lần RBA không thay đổi chính sách, kể cả hồi Tháng Tư năm nay khi thị trường tương lai lượng định sai một cơ hội gia tăng đột xuất lớn. Ông nói rằng nó cũng tiên đoán RBA sẽ cắt giảm hối suất tiền mặt chính thức vào cuối năm 2008.
Ðầu năm nay một nghiên cứu của Nhóm Kinh tế Vĩ mô Toàn cầu (Global macro economics
team) thuộc JP Morgan đã thấy rằng RBA là một trong số những cơ cấu thông tin (communicators) tệ hại nhất trong số các ngân hàng trung ương hàng đầu của thế giới. Ông Walters nói rằng, điều này hàm ý rằng công việc dự đoán về sự thay đổi chính sách của RBA của các thành phần tham dự thị trường thường gặp khó khăn. Ông Walter cũng nói rằng rằng kiểu mẫu này có các hạn chế của nó khi nó chỉ tính tới ảnh hưởng của các dữ kiện kinh tế lên hành vi của RBA mà gạt ra ngoài các ảnh hưởng chính trị, thí dụ như việc bầu cử chẳng hạn. Ông nói, RBA có thể nới lỏng chính sách nếu ảnh hưởng xấu của thị trường từ các vụ lộn xộn ở Mỹ nổ lớn bất ngờ hoặc nếu thị trường này giảm thiểu hoạt động. Một thay đổi như thế sẽ phù hợp với một trong số những điều mà RBA được ủy thác, là giữ cho hệ thống tài chính được ổn định nhưng không để bị thu hút bởi kiểu mẫu này.
Với sự đến gần của cuộc bầu cử liên bang, ông Walters nói rằng việc tăng lãi suất có thể xảy ra trong tháng Mười-hai hơn là tháng Mười-một bởi vì sự nhạy cảm chính trị rất mãnh liệt của việc thay đổi lãi suất. Một lần gia tăng lãi suất nữa sẽ là 1 đòn đánh mạnh vào cơ hội nắm quyền lực trở lại của Chính phủ Thủ tướng John Howard. Vì thế có dư luận cho rằng ông sẽ cho tổ chức bầu cử vào ngày 20 hoặc 27 Tháng Mười để tránh ngày họp ban giám đốc RBA vào ngày 6 Tháng Mười-một. Cuộc họp này sẽ là lần đầu tiên sau khi các dữ liệu về lạm phát được công bố vào ngày 24 tháng Mười. Tuy nhiên, Thống đốc RBA, Glenn Steven đã nhiều lần nói rằng nếu ngân hàng trung ương cảm thấy cần phải thay đổi lãi suất trong thời gian chiến dịch tranh cử thì nó sẽ làm điều đó.
NSW hủy bỏ thuế mortgage duty
Sydney: Từ hôm Thứ Bảy, những người mua nhà tại NSW sẽ không còn phải trả tiền thuế con niêm (mortgage duty) cho
món nợ để mua nhà ở cho chính mình. Sự hủy bỏ sắc thuế này đã được công bố trong Ngân sách của NSW trong Tháng Sáu và tượng trưng cho sự tiết kiệm gần $2000 đô-la đối với một món nợ $500,000 đô-la. Bộ trưởng Ngân khố Michael Costa nói rằng việc cắt giảm thuế này sẽ tác động tới khoảng 186,000 những người mua nhà hàng năm và sẽ kich thích thị trường địa ốc bởi sự giảm thiểu chi phí chuyển ngân. Ông Costa nói: "đây là một phần thưởng lớn cho cả những người mua nhà và thị trường địa ốc và sẽ có nghĩa là một sự tiết kiệm cho những người mua nhà $138 triệu đô-la trong năm 2007-08. Vì sự cắt giảm thuế hôm nay, những người đi mua nhà
sẽ có thêm
tiền để chi trả cho các chi phí phụ khác liên quan đến việc mua nhà mới thí dụ như chi phí pháp luật, mua sắm đồ đạc và thiết bị hoặc chi phí dời nhà".
Ông Costa nói rằng từ ngày 1 Tháng Bảy năm tới những người đầu tư bất động sản cũng sẽ được lợi từ sự hủy bỏ sắc thuế đánh trên món tiền nợ mua nhà của các căn nhà mà người cư ngụ không phải là chủ nhà.
Xe cứu thương hoạt động trở lại trong thời gian họp APEC
Sydney: Các nhân viên cứu thương NSW vừa bỏ phiếu chấm dứt việc "đình chỉ giấy tờ" trong một hành động cũng nhằm để bãi bỏ lời đe dọa đình công trong thời gian hội nghị thượng đỉnh APEC. Tuy nhiên cuộc họp vào hôm Thứ Bảy vừa qua tại Sydney của gần 500 nhân viên cứu thương đã bác bỏ đề nghị trả lương mới nhất của chính phủ, nói rằng thực ra nó là một tác động cắt giảm lương lên đến $88 đô-la mỗi tuần. Phó Tổng thư ký của Nghiệp đoàn Dịch vụ Y tế, Peter Mylan nói rằng các nhân viên cứu thương bàn về một dịch vụ mà họ tin rằng đang bị hoàn toàn xáo trộn. Dù sao các nhân viên cứu thương cũng đã cám ơn chính phủ về đề nghị cống hiến cho họ chương trình về "tử vong và tật nguyền".
Theo chương trình này, Chính phủ sẽ đóng góp $30 triệu trong vòng 4 năm và sẽ trả trợ cấp thẳng cho nhân viên nếu họ bị thương tích hoặc trả cho người phối ngẫu nếu họ qua đời. Vụ "đình chỉ công việc giấy tờ" hồi tuần qua vốn không ảnh hưởng tới việc chăm sóc y tế nhưng đã khiến cho dich vụ cứu thương không được tính tiền chuyên chở các bệnh nhân đã được bãi bỏ chiều tối ngày Thứ Bảy. Bộ trưởng Y tế NSW, Reba Meagher đã cám ơn các nhân viên đã không đình công trong thời gian hội nghị thượng đỉnh APEC.
Toàn cầu tranh giành lực lượng lao động
Sydney: Một nhà bình luận tiên phong về các khuynh hướng văn hóa nói rằng nước Úc có thể trở thành kẻ thua cuộc nặng nề trong khuynh hướng nhắm tới việc toàn cầu hóa lực lượng lao động. Hôm Thứ Bảy, Bernard Salt nói tại Hội nghị Thượng đỉnh các Thành phố Á châu Thái bình dương ở Brisbane rằng với sự khan hiếm lao động đang ló dạng, các thành phố trên khắp thế giới sẽ cạnh tranh dành giật những người tài năng và thạo nghề. Ông Salt, một thành viên của công ty kế toán KPMG nói rằng các quốc gia như Trung quốc, vốn đã cắt giảm sinh suất thông qua chính sách 1 con đã đang đi tới việc thiếu hụt lao động trong vòng 10 năm tới. Chúng ta đang đi vào một thời đại toàn cầu hóa thị trường lao động có tay nghề chuyên môn.
Chúng ta đã có sự toàn cầu hóa về thị trường tài chính, kỹ thuật tin học và bây giờ, trong thế kỷ 21, về lao động thạo nghề và tài năng. Ông Salt nói rằng thế hệ Y, gồm những người sinh ra từ 1976-1991 sẽ được các công ty ngoại quốc đặc biệt nhắm tới. Chúng ta đang đi vào một cuộc chiến để giành giật tài năng, chiến đấu mặt đối mặt trên căn bản thành phố đối với thành phố để tuyển dụng nhân tài, lưu giữ và thu hút các tài năng giỏi nhất ở trong thế hệ Y. Ông Salt nói rằng vì mức độ dân số già cao hơn ở nhiều nước phát triển và một mức độ sức lao động thấp hơn có nghĩa là các quốc gia sẽ phải nỗ lực làm việc nhiều hơn để chiêu dụ các lao động cổ xanh và cổ trắng có phẩm chất. Ông nói, chính phủ Úc và các doanh nghiệp sẽ phải cộng tác với nhau để giữ được lực lượng lao động trẻ. Không phải chỉ có Châu Á nhưng ở Ðức, Ý, Hòa Lan, và ngay cả nước Anh cũng sẽ đối diện với việc thiếu hụt lao động. Các nước phát triển này sẽ lao vào nỗ lực tuyển dụng và sẽ có mặt ở các thành phố của các bạn, ngồi bên ngoài các đại học và thu hút các tài năng giỏi nhất, sáng chói nhất ra khỏi sân sau của các bạn và chiêu dụ họ.
Ông Salt nói, cha mẹ của thế hệ Y có thể ra nước ngoài nhưng luôn có khuynh hướng định cư tại Úc. Ðối với họ, chưa bao giờ họ thấy nước Úc không phải là nơi tốt nhất trên trái đất để đầu tư tài năng và năng lượng của họ. Ðối với thế hệ Y, tôi không chắc là họ cũng sẽ nhìn về Úc như thế. Trong mắt họ, Úc không phải là trung tâm của sự việc thí dụ như Luân-Ðôn, Nữu-uớc, Dubai. Ðây là tình trạng nguy hiểm cho các nền kinh tế hạng hai, phát triển ít như Úc trên toàn cầu. Thế hệ Y đầy khát vọng và tài năng đương nhiên sẽ chảy về hướng các trung tâm kia.
Ðảng Lao Ðộng phát động chống béo phì
Canberra: Hôm Thứ Bảy, Lao Ðộng đã hứa thêm $5.2 triệu đô-la để tài trợ cho các kế hoạch nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chứng béo phì toàn quốc, kể cả một chiến dịch thông tin cộng đồng để cổ võ cho việc tập thể dục, rèn luyện thân thể và ăn uống lành mạnh. Nữ phát ngôn nhân đối lập về Y tế, Nicola Roxon nói rằng trận dịch béo phì đã là một vấn nạn rộng rãi trong cộng đồng vốn cần có sự can dự của cha mẹ, kỹ nghệ, trường học và chính phủ. Bà Roxon ở Canberra để tham dự hội nghị của tổ chức Obesity Society vào hôm Thứ Bảy đã nói rằng các biện pháp này được xây dựng dựa trên cam kết mạnh mẽ của Lao Ðộng là sẽ cung cấp một sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt hơn. Theo kế hoạch được công bố hôm Thứ Bảy, $1.7 triệu đô-la sẽ được chi cho việc nghiên cứu các chương trình chống béo phì thành công và $3.5
triệu dành
cho việc phát
triển và phân
phối các hướng dẫn về việc ăn uống lành mạnh và các hoạt động thể dục cho trẻ em.
Bà Roxon nói rằng điều này sẽ bổ sung cho cam kết của Lao động về 15 giờ giảng dạy về lứa tuổi ấu thơ cho tất cả các em nhỏ 4 tuổi. Bà nói, chúng tôi nghĩ rằng đây là thời điểm tốt để bắt đầu khuyến khích các em phát triển thói quen lành mạnh và các mối liên hệ giữa thực phẩm và thể dục. Bà Roxon nói rằng người ta được biết là con số người bị béo phì đã gia tăng và cứ trong số 4 em nhỏ thì có 1 em bị chứng béo phì hoặc mập quá. Bà nói rằng có những hình ảnh cụ thể cho thấy rằng tới năm 2025, trên 30% cộng đồng sẽ bị béo phì nếu chúng ta không can thiệp nghiêm chỉnh.
Việc này sẽ là một vấn nạn chính về sức khỏe trong tương lai. Nó đã là một vấn nạn y tế chính và chính phủ phải góp phần của mình trong việc trợ giúp cha mẹ, trong việc thay đổi một số trong các phương tiện của cộng đồng và trong việc hỗ trợ các cộng đồng đã tự kiếm ra được giải pháp cho họ.
Bà Roxon nói rằng việc tập thể dục được đề nghị bởi Bộ trưởng Y tế Liên bang Tony Abbott là
không đủ. Ðây thực là một vấn nạn bởi vì Tony Abbott tin rằng câu trả lời rất đơn giản, chỉ việc leo lên xe và tập thể dục là có thể giải quyết tất cả mọi thứ. Ðiều này không đủ. Chúng ta cần những biện pháp giải quyết có sự can dự của toàn bộ chính phủ.
Bác sĩ Tim Gill, nhân viên điều hành của Obesity Society nói rằng tổ chức này đã rất phấn khởi khi thấy rằng việc béo phì nay đã được coi trọng ở mức độ chính trị. Ông nói rằng nó là một vấn nạn cực kỳ quan trọng về sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi thật nhiều hành động hơn nữa và sự chú ý và đầu tư từ chính phủ. Chúng ta mong đợi thêm vài sáng kiến nữa của tất cả các đảng phái cũng sẽ được phát động chứ không phải chỉ của Ðảng Lao Ðộng mà thôi.
Ngân hàng cần thay đổi lệ phí xử dụng ATM
Canberra: Hôm Thứ Bảy, Thủ tướng John Howard đã nói rằng ông sẽ yêu cầu các ngân hàng tăng tốc kế hoạch thay đổi về lệ phí xử dụng máy rút tiền tự động (ATM). Dưới kế hoạch của ngân hàng dự trữ, lệ phí xử dụng máy rút tiền tự động của các ngân hàng khác, không phải là ngân hàng riêng của khách hàng sẽ được cắt giảm hoặc bãi bỏ hẳn. Từ Tháng Mười năm tới, các ngân hàng sẽ không thể tính tiền lệ phí lẫn nhau, đôi lúc có thể lên tới mức $2.50 khi khách rút tiền. Món tiền lệ phí xử dụng máy ATM từ một ngân hàng khác hơn là ngân hàng riêng của khách hàng cũng sẽ được hiện ra trên màn ảnh và phải được khách hàng chấp thuận. Ông Howard nói rằng ông hoan nghênh sự thay đổi này nhưng muốn cho nó được áp dụng sớm hơn là Tháng Mười năm 2008. Ông nói, tôi sẽ hỏi các ngân hàng và Chính phủ sẽ yêu cầu họ tăng tốc việc áp dụng các thay đổi này.
Thương lượng giữa ngân hàng dự trữ và các ngân hàng tính đến nay đã được 3 năm. Tôi không hiểu tại sao khách hàng lại phải đợi thêm 14 tháng nữa để các thay đổi này được áp dụng. Tuy nhiên Giám đốc điều hành của Hiệp hội Các chủ nhân ngân hàng Úc (ABA),
David Bell nói rằng sự thay đổi này không có nghĩa là tất cả các món tiền lệ phí sẽ được bãi bỏ. Ông Bell đã nói trên chương trình Sky News rằng những cải tổ này có nghĩa là người ta vẫn phải trả tiền để xử dụng máy ATM. Trong thực tế khi người ta dùng ATM không phải của ngân hàng ở bất cứ nơi đâu hay ở ngoại quốc, họ có thể còn phải trả cao hơn mức lệ phí $2.50 đô-la. Do đó, xin hãy hiểu rõ rằng các cải tổ này không có nghĩa là người ta sẽ không phải trả lệ phí. Nó chỉ có nghĩa là cách thức người ta trả lệ phí sẽ được thay đổi.
Khám phá nơi sản xuất ma túy lậu trong chung cư cao tầng
Melbourne: Cảnh sát đã khám phá ra điều mà họ nói là một "phòng thí nghiệm sản xuất ma túy bí mật" trong một căn hộ ở một chung cư cao tầng tại Melbourne. Cảnh sát cho biết, nơi được cho là phòng thí nghiệm này được tìm thấy ở tầng 9 của một khu chung cư ở Napier Street, nội ô Fitzroy. Hôm Thứ Bảy, 8 người đã bị bắt trong cuộc bố ráp tại căn hộ này, bao gồm một phụ nữ 28 tuổi và một ngưởi đàn ông, 27 tuổi cùng ở Fitzroy, cùng với một người đàn ông 29 tuổi khác ở Mt Evelyn. Cả 3 đã bị truy tố về tội vận chuyển ma túy và sở hữu vật chất, vật phẩm và thiết bị để sản xuất ma túy.
Hai người từ Fitzroy đã bị bắt giam và ra hầu tòa tại tòa án địa phương Melbourne hôm Thứ Hai. Người đàn ông từ Mt Evelyn cũng bị tạm giữ và sẽ ra hầu tòa tại tòa án địa phương Melbourne vào ngày Thứ Sáu 7 Tháng Chín. Một người đàn ông khác, 51 tuổi ở Fitzroy bị truy tố tội sở hữu bạch phiến và được cho tại ngoại để ra hầu tòa vào ngày 24 Tháng Mười cũng tại tòa án này. Cảnh sát cho biết có 4 người khác nữa cũng bị bắt tại căn hộ này được tạm tha để tiếp tục hỏi cung. Các thành viên của Ðội Clandestine Laboratory Squad đã đến tháo dỡ phòng thí nghiệm sản xuất lậu ma túy này.
Thủ tướng trao $70 triệu đô-la cho các chương trình thay đổi khí hậu
NSW: Thủ tướng Hohn Howard đã công bố $70 triệu đô-la cho sáng kiến thay đổi khí hậu quốc tế trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh APEC tại Sydney. Ông Howard nói rằng Úc sẽ đóng góp $50 triệu đô cho tổ chức Asia Pacific Partnership về các kế hoạch "Phát triển Sạch" (Clean Development)
và "Khí hậu" (Climate). Ngân khoản này sẽ được xử dụng cho nhiều kế hoạch khác nhau để phát triển và triển khai các kỹ thuật hiệu quả và sạch hơn. Số tiền $50 triệu đô này sẽ bổ sung thêm vào số tiền $100 triệu được công bố hồi Tháng Giêng năm ngoái và đã được cam kết cho 63 chương trình khu vực. $15.7 triệu khác nữa sẽ được dành cho chương trình Asia Pacific Forestry
Skills và Capacity Building Program để trợ giúp các quốc gia trong khu vực cải tiến khả năng rừng của họ để nắm bắt và cầm giữ khí carbon dioxide. Ngoài ra,
Chính phủ Liên
bang cũng sẽ chi $5 triệu đô-la để bố trí một mạng lưới Á châu Thái bình dương về Kỹ thuật Năng lượng để cải tiến sự liên kết giữa các nhà nghiên cứu trong khu vực cùng nghiên cứu, tìm tòi các kỹ thuật phóng thích ít khí thải và có hiệu quả về năng lượng. Ông Howard nói, tôi hân hạnh tuyên bố ngân khoản tài trợ mới này cho 3 biện pháp giúp giảm bớt sự phóng thích khí nhà kính
(greenhouse gas) thông qua hợp tác quốc tế.
Các sáng kiến về thay đổi khí hậu được mong đợi sẽ là điểm nổi bật trong nghị trình của các nhà lãnh đạo APEC khi họ gặp nhau vào cuối tuần này. Tuy nhiên một diễn đàn, sẽ được Tổng thống Mỹ George Bush chủ tọa cuối năm nay được thấy là sẽ phỗng tay trên APEC và thực hiện được một sự cam kết nhanh chóng không có vẻ sẽ được tiết lộ tại hội nghị thượng đỉnh này. Một hội nghị khác của Liên hiệp quốc cũng sẽ được tổ chức tại Bali vào Tháng Mười-hai tới. Một bản thảo về tuyên ngôn của các nhà lãnh đạo trước cuộc họp APEC bị rò rỉ hồi tháng trước đã đề xuất các mục tiêu mong ước nhằm cắt giảm sự xử dụng năng lượng tối thiểu là 25% vào năm 2003 và các chiến thuật để hạn chế việc phá rừng.
Ðảng Lao Ðộng đã nói rằng ông Howard phải kiếm bằng được các cam kết của những nhà lãnh đạo APEC để ràng buộc các chỉ tiêu thải khí và hợp cùng với LHQ trong tiến trình về thay đổi khí hậu hoặc là ông sẽ mất đi cơ hội bằng vàng để thực sự giải quyết vấn đề này. Phát ngôn nhân Ðối lập về Môi sinh, Peter Garrett nói rằng, lần này ông Howard đã tự ràng buộc mình vì ông đã lại đặt mục tiêu rất cao. Ông ấy phải lấy được sự cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị APEC lần này về cả việc cam kết với tiến trình của LHQ, và cam kết với các chỉ tiêu bó buộc chứ không phải các chỉ tiêu mong ước sẽ đạt được.
Trước đó ông Garrett nói rằng ông "không phải là người ái mộ lớn lắm" đối với ông Bush và các chính sách của ông này, nhất là các chính sách liên quan
tới thay đổi khí hậu vốn đã "cầm chân thế giới lại". Ðược hỏi phản ứng của mình về lời bình luận của ông Garrett, ông Howard nói
rằng Tổng thống Bush là một vị tổng thống được bầu cử dân chủ của Mỹ,.... đồng minh quan trọng nhất của chúng ta. Tôi nghĩ rằng lời bình luận của ông Garrett biểu lộ một sự căng thẳng sâu xa trong nội bộ đảng Lao Ðộng về quan hệ đồng minh với Mỹ. Tuy nhiên, Lãnh tụ Ðối lập Kevin Rudd đã lập đi lập lại rằng Chính phủ Lao Ðộng sẽ không làm suy yếu quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ.
Người Úc biết sự nguy hại của ma túy nhưng vẫn cứ xử dụng
Úc: Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy hầu như tất cả những người trẻ Úc đều hiểu rằng ma túy và rượu có thể làm hại đến sức khỏe tâm thần của họ nhưng sự hiểu biết này chẳng giúp gì được để làm giảm bớt sự ưa thích dùng những thứ này của họ. Cuộc nghiên cứu trên toàn quốc cho khoảng 400 thiếu niên và thanh niên trưởng thành đã cho thấy hơn 85 phần trăm số người này biết rằng cần sa, rượu và thuốc lá rất có hại và việc cắt giảm những thứ này sẽ giảm thiểu nguy cơ bị mắc chứng trầm cảm và các vấn nạn khác về sức khỏe tâm thần. Tuy thế, phát hiện này, được ấn hành trong số báo Medical Journal mới nhất của Úc đã trái ngược hoàn toàn với mức độ uống rượu, hút thuốc và xử dụng ma túy rất cao trong giới trẻ Úc.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu Orygen thuộc Viện đại học Melbourne nói rằng, điều này chứng tỏ rằng "kiến thức không chuyển sang thành hành động", và cho thấy cần có một chiến thuật để làm hạ giảm tỉ lệ này. Bác sĩ Dan Lubman, trưởng nhóm nghiên cứu nói rằng, các phát hiện của chúng tôi đã chứng tỏ rõ rằng chỉ đơn giản dấy động sự nhận thức về mối liên hệ giữa việc xử dụng những chất này với các chứng bệnh tâm thần trong quần chúng nói chung thì không có
hiệu quả. Ðể thay đổi hành vi của họ, một người trẻ cần phải tin rằng họ có thể bị tổn thương và mắc bệnh tâm thần, và sự tiết chế hoặc hạn chế dùng các chất này có thể giúp cho họ tránh được bệnh.
Cuộc nghiên cứu bao gồm 3746 người tuổi từ 12 đến 25, những người đã được cho xem một bức ảnh chân dung đã được làm mờ của một người trẻ bị mắc bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), trầm cảm hoặc sợ xã hội (social phobia), và hỏi họ về vai trò của các chất khác nhau. Hơn 85% đồng ý rằng rượu, thuốc lá và cần sa có hại cho người trẻ trong ảnh và rằng việc tránh uống rượu, hút thuốc và cần sa có thể làm giảm nguy cơ của các chứng bệnh về tâm thần. Ở phụ nữ, sự liên hệ giữa các chất này với nguy cơ mắc bệnh về sức khoẻ tâm thần cao gấp nhiều lần so với nam giới. Và những người tham dự lớn tuổi hơn lứa tuổi từ 18-25 có
vẻ ít thấy được các nguy cơ này hơn là những người trẻ, nhất là về cần sa (cannabis). Bác sĩ Lubman viết rằng: "Ðiều quan trọng là những người trẻ có mức độ đau buồn về tâm lý cao cũng có vẻ ít thấy rằng việc uống rượu, hút cần sa (marijuana) và thuốc lá là có hại". Các nhà nghiên cứu nói rằng các chiến dịch về sức khỏe cộng đồng nên cung cấp thông tin rõ ràng, trên căn bản chứng cớ cụ thể nhắm vào các thành phần đặc thù trong giới trẻ.
Bắt bớ trong dịp APEC bắt đầu với nhóm chống đối Greenpeace
NSW: Một nhóm chống đối thuộc tổ chức Greenpeace đã bị truy tố về tội gây hại có ác ý và lái tàu nguy hiểm sau khi sơn khẩu hiệu chống đối APEC lên một tàu chở than bỏ neo ở Newcastle. 12 người hoạt động môi sinh đã bị bắt sau khi bắt đầu lên đường vào lúc bình minh trong một chiếc xuồng hơi để sơn hàng chữ "Úc thúc đẩy việc xuất cảng than" cao 2 thước trên thân chiếc tàu NSS Endeavor. Họ cũng giương ra một biểu ngữ viết bằng tiếng Hoa, thúc dục Trung Quốc hãy cảnh giác nỗ lực của Úc và Mỹ nhằm phá hoại nghị định thư Kyoto. Một nữ phát ngôn nhân của Greenpeace nói rằng cảnh sát đặc biệt APEC đã được gửi tới từ Sydney để thảo luận với cảnh sát địa phương nhằm giải quyết sự vụ theo quyền hạn mới của cảnh sát vừa được ban cấp nhân cuộc họp thượng đỉnh này.
Theo Ðạo luật APEC Meeting Act 2007 về quyền hạn của Cảnh sát, một số những người chống đối bị bắt trong thời gian tuần lễ họp thượng đỉnh sẽ không được chấp nhận cho tại ngoại. Nữ phát ngôn nhân này cho biết chưa có hành động nào được thực hiện dưới đạo luật APEC này. Mười một người đã bị truy tố về tội gây thiệt hại có ác ý và người thứ mười hai về tội lái tàu nguy hiểm. Tất cả đã được phóng thích hồi chiều Chủ Nhật với người lái tàu bị buộc tội phải trình diện tòa án địa phương Newcastle vào tuần tới. Các hành động này đã dẫn tới sự lên án của Thủ hiến NSW Morris Iemma. Ông nói,
người ta có quyền nêu quan điểm bằng cách chống đối và thực hiện điều này một cách hợp pháp, nhưng đây là một hành động phá hoại".
Chiếc tàu Endeavor đã rời cảng Newcastle, cảng than đá lớn nhất thế giới vào lúc 11.30 giờ trưa Chủ Nhật, không còn khẩu hiệu. Nữ phát ngôn nhân của Greenpeace nói rằng có lẽ các thủy thủ trên tàu đã chùi nó đi rồi. Bà nói, loại sơn có gốc đất sét này phù hợp với môi sinh và những người chống đối đã rất hòa hoãn. Ben Pearson, thành viên của Greenpeace trong chiến dịch năng lượng nói rằng, khẩu hiệu này nhằm báo hiệu nghị trình thực sự của Úc. Chính sách thay đổi khí hậu của Úc là thúc đẩy việc xuất cảng than đá và không đếm xỉa gì đến hậu quả đối với hành tinh này. Hành động thật sự về thay đổi khí hậu có nghĩa là tránh xa than đá và chuyển sang một nguồn năng lượng sạch, có thể được tái chệ Chúng ta không có thời gian để phung phí cho các cuộc yến tiệc tốn kém chỉ để nói chuyện suông mà không mang lại kết quả cụ thể nào cả".
Ông Pearson cho biết, trong thời gian họp APEC, Úc sẽ xuất cảng hơn 4 triệu tấn than, có thể tạo ra một lượng khí carbone dioxide tương đương với lượng khí thải ra hàng năm của 800,000 gia đình Úc. Ðây là $1.2 tỉ đô-la tiền thiệt hại. Greenpeace kêu gọi các quốc gia APEC bác bỏ nỗ lực của John Howard nhằm phá hoại nghị định thư Kyoto thông qua lời kêu gọi của ông về "các mục tiêu mong đợi". Thay vào đó APEC nên cam kết các thương lượng nhằm củng cố và mở rộng nghị định thư này bắt đầu tại Bali, Nam Dương vào tháng 12 sắp tới đây.
Hút thuốc mắc bệnh mất trí?
NSW: Các nhà nghiên cứu người Hòa Lan nói rằng những người hút thuốc thường dễ bị mắc bệnh Alzheimer và các hình thức khác của bệnh mất trí hơn là những người đã bỏ hoặc không bao giờ hút thuốc. Monique Breteler thuộc Trung tâm Y khoa Erasmus ở Rotterdam và các đồng nghiệp đã tìm thấy là những người hút thuốc trên 55 tuổi thường dễ bị mắc bệnh mất trí hơn 50% so với những người cùng lứa tuổi và không hút thuốc. Viết trong tạp chí Neurology của Khoa Thần kinh, Bác sĩ Breteler và các đồng nghiệp cho biết họ đã theo dõi gần 7000 người tuổi từ 55 hoặc cao hơn, trong quãng thời gian trung bình là 7 năm. Trong suốt thời gian này 706 người đã mắc bệnh mất trí nhớ. Có một gene được biết rõ là đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí được gọi là APOE4 hoặc apolipoprotein E4.
Sự hút thuốc không ảnh hưởng tới nguy cơ bị Alzheimer cho những người có mang gene này. Nhưng với những người không có gene đó họ sẽ bị gia tăng khoảng 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nếu họ hút thuốc. Bác sĩ Breteler nói rằng việc hút thuốc có thể gây ra tai biến mạch máu não (stroke) nhẹ làm hư hại não bộ và gây ra bệnh mất trí nhớ. Việc hút thuốc làm gia tăng nguy cơ mắc chứng bệnh cerebrovascular (stroke), vốn cũng liên hệ tới bệnh mất trí. Một cơ chế khác là thông qua chứng "oxidative
stress" vốn có thể làm hư hại tế bào trong các mạch máu và dẫn tới việc sơ cứng mạch máu. Những người hút thuốc trải qua chứng bệnh này nhiều hơn những người không hút thuốc, và sự gia tăng "oxidative
stress" cũng được thấy trong bệnh Alzheimer. "Oxidative
stress" là một tiến trình tương tự như sự sút giảm trí nhớ do các phản ứng hóa học gây hư hại cho DNA. w
Tiên đoán một sự gia tăng lãi suất mới
Úc: Lạm phát đã đặt ra một sự đe dọa cho nền kinh tế với chỉ số hàng tháng cho thấy giá cả tiêu thụ đã lại gia tăng trong Tháng Tám, thúc đẩy một nhà phân tích tiên đoán một lần gia tăng lãi suất nữa trong Tháng Mười-một tới đây. Tiêu chuẩn đánh giá lạm phát hàng tháng của Viện TD Securities-Melbourne đã tăng 0.5 phần trăm trong Tháng Tám tiếp theo 0.7 phần trăm gia tăng hồi tháng Bảy. Qua 12 tháng cho đến Tháng Tám, tiêu chuẩn đo lường lạm phát đã tăng tổng cộng 2.9 phần trăm - đứng ở mức cao nhất của chỉ tiêu lạm phát từ 2-3 phần trăm của Ngân hàng Dự trữ Úc. Tuy nhiên, mức lạm phát hàng năm đã hơi kém hơn mức 3 phần trăm gia tăng trong vòng 12 tháng cho đến tháng Bảy. Chuyên viên chiến thuật của TD Securities, Joshua
Williamson nói rằng tiêu chuẩn đo lường lạm phát đã tăng mạnh liên tục trong 2 tháng qua cung cấp chứng cớ cho thấy lạm phát đang tăng tốc.
Ông nói, nhu cầu mạnh mẽ ở trong nước đã làm tăng thêm nguy cơ lạm phát sẽ bùng nổ vượt mức chỉ tiêu của RBA. Ðể làm giảm nguy cơ này RBA sẽ cần phải xiết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa bằng cách gia tăng tỉ lệ tiền mặt. Ðiều này có nghĩa là lãi suất sắp gia tăng nữa. Ông Williamson nói rằng có vẻ RBA sẽ chờ cho các dữ liệu chỉ số giá cả tiêu thụ (CPI) của tam cá nguyệt Tháng Chín được công bố vào ngày 24 Tháng Mười trước khi tăng lãi suất một lần nữa. Ông nói, điều này sẽ làm cho cuộc họp Ban giám đốc vào ngày 6 Tháng Mười-một là cơ hội đầu tiên để gia tăng lãi suât chính thức. RBA đã gia tăng lãi suất với 25 điểm căn bản lên 6.50 phần trăm hồi Tháng Tám, tiếp theo một chỉ số lạm phát cao trong tam cá nguyệt Tháng Sáu.
Góp phần lớn nhất vào sự gia tăng nói chung trong Tháng Tám là sự gia tăng giá cả trong việc xây dựng nhà cửa, thuê nhà, tiền đặt cọc cùng điều kiện mượn nợ, và rau quả. Những sự gia tăng này đã phần nào được bù đắp lại bằng sự sụt giảm giá xăng dầu, du lịch ngoại quốc và thuê mướn khách sạn, viễn thông và các dụng cụ, thiết bị âm thanh, hình ảnh và máy vi tính.
Tiêu chuẩn đo lường lạm phát đã tìm thấy rằng sự thay đổi lớn nhất được quan sát thấy là ở giá cả rau quả, đã gia tăng 9.9 phần trăm trong khi giá xăng dầu tiếp tục giảm xuống 3.8 phần trăm tiếp theo một lần hạ giảm 2.1 phần trăm hồi Tháng Bảy.
Nỗ Lực pháp lý của cảnh sát để chống lại những người phản kháng APEC
Sydney: Sự căng thẳng giữa Lực lượng Cảnh sát NSW và những người chống đối APEC đã leo thang vào đêm trước ngày Tổng thống Mỹ, George Bush đến Sydney. Những người tổ chức chống đối nói rằng hồi tối Thứ Hai, cảnh sát đã đi nước cờ mới nhằm ngăn cản cuộc tập hợp APEC lớn vào ngày Thứ Bảy tại khu vực trung tâm thương mại Sydney bằng nỗ lực pháp lý. Cảnh sát tin rằng cuộc biểu tình tuần hành tại Town Hall, do nhóm Stop Bush Coalition tổ chức có thể trở thành điểm nóng của bạo lực. Phát ngôn nhân của liên minh, Alex Bainbridge đã bác bỏ điều này, nói rằng chỉ có cảnh sát và chính phủ tiểu bang cùng liên bang là những người nói tới bạo lực. Những người chống đối cho biết tối Thứ Hai, 3 nhân viên cảnh sát đã trao tay một lá thư của Phó tổng giám đốc cảnh sát Dave Owens cho ông
Bainbridge tại văn phòng trung ương của liên minh trong khu vực nội thành Sydney. Lá thư này thông báo cho ông
Bainbridge là ông sẽ nhận trát đòi hầu tòa và bản khai có tuyên thệ (affitdavit) vào sáng hôm
sau, Thứ Ba. Ông
Owens nói trong thư là cảnh sát đã luôn luôn nỗ lực để thương lượng với ông (Bainbridge) về một kết quả an toàn có thể chấp nhận được bởi cả 2 bên. Vấn nạn là lộ trình diễn hành dọc theo con đường George Street, Martin Place
và Macquarie Street, xuyên qua "khu vực cấm" của APEC.
Ông Bainbridge nói rằng đơn xin Tòa thượng thẩm của cảnh sát nhằm mục tiêu ngăn cản bất cứ sự chống đối lớn lao nào xảy ra trong thời gian APEC. Nhưng chúng tôi nhất định sẽ tiến hành phản kháng. Ông Bainbride nói, nếu thành công, đơn xin này sẽ có hiệu lực ngăn cản những người chống đối được xử dụng hợp pháp các con đường trong thành phố để tập hợp và diễn hành. Chúng tôi đã đề nghị với cảnh sát một số lộ trình lựa chọn để đi diễn hành nhưng họ đã bác bỏ hết tất cả. Chúng tôi nhất quyết bảo vệ quyền được phản kháng.
Ông Bush sẽ bay tới Sydney vào buổi tối Thứ Ba, chỉ vài giờ đồng hồ sau cuộc biểu tình đầu tiên được hoạch định để chống đối APEC, một cuộc tập hợp kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ vào lúc 5 giờ chiều tại khu vực nhà ga xe lửa Railway Square. Nữ phát ngôn nhân của nhóm Stop Bush Coalition,
Pip Hinman nói rằng nhóm của bà không có hoạch định gì về bạo lực cả. Tuy nhiên các nhóm vô chính
phủ bí mật được biết là sẽ cố xâm nhập vào cuộc tập hợp ngày Thứ Ba cũng như ngày Thứ Bảy tại Town Hall. Hôm Thứ Hai Thủ tướng Howard nói rằng việc đổ lỗi cho các quan khách cao cấp về sự gián đoạn vì các biện pháp an ninh trong thời gian APEC là sai. Ông nói, nó chỉ cần thiết bởi vì sự đe dọa của bạo lực.
Billboard hình cha Lý được dời về trung tâm thành phố Brisbane
Brisbane (Tin 4EB): Ngày 31/8/ 2007, billboard hình linh mục Nguyễn văn Lý bị công an cộng sản Việt Nam bịt miệng đã được dựng lên tại Mary St., ngay trung tâm
thành phố Brisbane.
Mary St. nằm trong khu vực văn phòng của các sở bộ, của những thương nghiệp lớn và những chuyên gia, giữa trung tâm thành phố Brisbane. Tại đây hàng ngày có cả hàng chục ngàn xe cộ và bộ hành qua lại.
Cũng xin nhắc lại là đề án billboard hình cha Lý do
Ban Phát Thanh Việt ngữ của đài 4EB khởi xướng với sự hỗ trợ của Cộng Ðồng và các hội đoàn, đoàn thể tại tiểu bang Queensland. Billboard đầu tiên đã được dựng lên vào cuối tháng 7 vừa qua tại Albion, ở phía Bắc thành phố Brisbane.
Ông Trần Hưng Việt, Trưởng ban Phát thanh, cho biết đến tháng 10 (tức là tháng thứ 3 của đề án) billboard hình cha Lý sẽ được đưa về trung tâm thành phố Gold Coast, thành phố lớn thứ nhì của tiểu bang Queensland, nhân dịp giải đua xe hơi Indy được tổ chức hàng năm tại đây.
Trở lại với billboard tại Mary St., chiều ngày 31 tháng 8, anh chị em trong Ban phát thanh Việt ngữ đài 4EB cùng một số đại diện các hội đoàn và đoàn thể và đồng hương đã tụ hội tại đây để chụp hình lưu niệm với sự hiện diện đặc biệt của Lý Tống, nhân dịp ông viếng thăm Brisbane.
Billboard hình cha Lý sẽ chuyển đến người dân Brisbane thông điệp là người dân Việt Nam, dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản, cho đến nay vẫn chưa có tự do và dân chủ.
=END=
8- Ðời Sống Quanh Ta
- Tâm Tư Kẻ Giết Người
Vũ Hải
(SGT)
Hắn là một trong số ít những kẻ sát nhân mà chỉ mới thoạt nhìn người ta đã hiểu ngay rằng hắn phải là một kẻ giết người không gớm máu, và chắc chắn nếu ra tay giết người hắn sẽ có những hành vi giết người kinh tởm không thể tưởng tượng được. Tên hắn là Jean Baptiste Chandonne và hắn chẳng phải là một nhân vật của một tiểu thuyết kinh dị hay trong một cuốn phim hình sự cảnh sát nào cả. Hắn là một con ngườ thật, một kẻ sát nhân kỳ lạ đang sống trong thế giới chúng ta đang sống.
Khuôn mặt của hắn như được chắp lại từ hai nửa của hai bộ mặt hoàn toàn khác hẳn nhau. Hai nửa mặt đó không cân xứng nhau và một con mắt của hắn nhỏ hơn hẳn con mắt kia. Những chiếc răng của hắn nằm cách nhau rất xa, nhỏ và bén nhọn như răng của những loài thú ăn thịt hoang dã. Toàn thể người hắn được bao phủ bởi một lớp lông tơ dài óng mượt từ đầu đến chân. Khi nhìn hắn người ta bắt buộc phải chú ý đến đôi mắt của hắn và chính đôi mắt của hắn đã làm nhiều người bị ám ảnh trong những giấc mộng kinh hoàng.
Trong đôi mắt đó người ta nhìn thấy cả một khát vọng dâm dục rực lửa, tuy nhiên người ta cũng giật mình nhìn thấy cả sự thông minh và những đau khổ nội tâm của hắn. Cho dù người ta cố gắng dẹp bỏ một bên những cảm giác thương xót hắn, khi nhìn thấy sự đau khổ trong mắt hắn, người ta phải thừa nhận rằng hắn chẳng phải là một con người hạnh phúc. Có thể nói rằng những đau đớn mà hắn đã gây ra cho những nạn nhân của hắn, một phần nào phản ảnh những đau khổ mà hắn từng chịu đựng từng giây từng phút trong cuộc đời hắn.
Chandonne bị một chứng bệnh cực kỳ hiếm mà giới y học gọi là chứng rậm lông, có nghĩa là lông của hắn không phải là một lớp lông tơ mịn, ngắn và khó nhìn thấy như những người bình thường. Lông của hắn bao phủ toàn bộ thân thể, dài, mượt và dày như những bộ lông cáo hay chó sói. Trong một tỷ người thì mới có một người bị chứng bệnh này. Trong thời xa xưa, những người như Chandonne thường được bán cho các gánh xiếc hay bán vào hoàng cung làm
trò mua vui lạ mắt cho các ông hoàng bà chúa. Người ta tin rằng những người như Chandonne là những con cáo tu luyện lâu năm và nay đang hóa cốt thành người.
Khi hãm hiếp và giết chết một nạn nhân của mình, Chandonne đã dùng miệng cắn nát lòng bàn tay và lòng bàn
chân của nạn nhân. Khi nghiên cứu vụ án, những thám tử, những bác sĩ pháp y, những chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm đều hỏi nhau vì sao Chandonne lại cắn nát lòng bàn tay và lòng bàn
chân của nạn nhân? Một số người cố đưa ra câu trả lời là vì trên cơ thể của Chandonne chỉ có lòng bàn tay và lòng bàn
chân của hắn là không có lông, và vì thế đó là hai nơi gợi cảm nhất đối với hắn trên cơ thể của nạn nhân. Một số chuyên viên tâm lý cho rằng có thể trong một số trường hợp, lòng bàn tay và lòng bàn
chân là những nơi gợi hứng tình dục trong một số căn bệnh tâm thần. Tuy nhiên chưa có ai thấy trường hợp nào tương tự trước khi nghiên cứu trường hợp của Chandonne.
Một bác sĩ pháp y khi khám nghiệm thi thể của hai nạn nhân đã thốt lên rằng những vết thương của nạn nhân y hệt như những vết thương do thú vật gây ra. Những vết thương tàn bạo chưa từng thấy. Nghiên cứu những vết thương đó người ta dễ dàng tin rằng kẻ sát nhân chỉ có bản năng thú vật hơn là có tính người.
Con thú đó giết nạn nhân của hắn trong một cơn điên giận nghiêng ngửa đất trời và cũng đã giết người trong một cơn cuồng dâm khủng khiếp khó có thể mô tả được. Ðể diễn tả hành vi giết chết hai nạn nhân nói trên của Chandonne người ta chỉ có thể cho rằng hắn chính là hiện thân của quỹ dữ dưới địa ngục.
Một trong
những nạn nhân của hắn là một cô gái gốc Á Châu tên là Kim Lương, một cô gái thông minh, chăm chỉ đang vừa làm vừa theo học chứng chỉ cử nhân tại một trường đại học. Khắp trên cơ thể của nạn nhân đều đầy những vết máu chảy ra từ những vết móng tay cào quấu của tên sát nhân. Nạn nhân trước hết đã bị bắn một phát đạn vào cổ làm đứt động mạch cổ và cột sống. Với vết thương đó nạn nhân lập tức bị liệt toàn thân từ cổ trở xuống và bị tên sát nhân kéo vào trong một nhà kho. Vết thương đó chắc chắn không làm nạn nhân chết ngay lập tức và cô gái tên Kim Lương vẫn còn tỉnh táo để hiểu rằng trước sau mình cũng sẽ chết, nhưng trước khi chết cô gái còn khủng khiếp với những hành vi ác quỷ khác của tên sát nhân.
Biết là máu đang chảy ra từ cổ mình, cô gái không thể theo bản năng dùng tay bịt vết thương lại vì toàn thân của cô đã bị liệt do tủy sống đã bị đứt tại chỗ viên đạn đi qua cột sống cổ. Rõ ràng những nạn nhân như Kim Lương đã chịu đựng những đau đớn không thể mô tả hết được trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời về tinh thần lẫn thân thể.
Một phụ nữ khác may mắn thoát chết duới tay của Chandonne trong đường tơ kẽ tóc đã kể lại cho những thanh tra và các chuyên gia
tâm lý những ý tưởng của cô trong những phút giây ngắn ngủi giữa sự sống và cái chết đó. Mọi việc xảy ra chỉ trong vài phút đồng hồ. Khái niệm về thời gian đối với những con người trong những giờ phút thập tử nhất sinh đã không còn tồn tại nữa. Khi con người sợ hãi khủng khiếp, khi con người phải đấu tranh để sống còn không ai ý thức được cuộc đấu tranh đó kéo dài lâu hay mau.
Tuy nhiên cũng có thể trong trường hợp của nạn nhân Kim Lương, vài phút cuối cùng của cuộc đời cô kéo dài như đến hàng thế kỷ của chịu đựng. Ðiều này được xác nhận bởi phụ nữ may mắn thoát chết nói trên. Theo lời tường thuật của cô gái này thì từ lúc Chandonne bước vào văn phòng của cô cho đến khi hắn dùng một thanh sắt màu đen toan đập nát sọ của cô, và khi cô may mắn thoát chết chỉ trong gang tất, thời gian chỉ có chừng hai phút. Nhưng đối với cô gái đó, quả thật 2 phút ấy dài vô tận.
Cô gái may mắn nói trên cũng là một chuyên viên tâm lý.
Chandonne đã được các bác sĩ giới thiệu đến gặp cô để xin tư vấn về những khúc mắc nội tâm của hắn. Hắn bước vào văn phòng của cô trông có vẻ vui tươi và hạnh phúc lắm. Hình như hắn mỉm cười với cô gái khi cô mời hắn ngồi xuống chiếc ghế trước bàn làm việc của cô. Chiếc áo choàng đen hắn mặc hôm ấy che không cho cô thấy thân người lông lá kinh dị của hắn. Tuy nhiên khi hắn bất thần đưa tay lên vuốt mặt, cô để ý đến những sợi lông dài rậm thò ra từ ống tay áo choàng, và đồng thời cô gái để ý đến đôi mắt của hắn. Vốn là một chuyên gia tâm lý sắc sảo và từng đối diện với nhiều con bệnh tâm lý lạ lùng, cô gái chợt có một chút gì đó cảnh giác và chính giây phút cảnh giác đó đã cứu cô.
Một nỗi sợ hãi từ đâu xâm chiếm lấy cô chuyên viên tâm lý khả ái, đến nỗi không hiểu sao cô đứng bật dậy và thối lui một bước từ chiếc bàn làm việc. Bàn tay trái đưa lên vuốt mặt của Chandonne chưa hạ xuống thì bàn tay phải của hắn từ lúc vào văn phòng vẫn để trong túi áo choàng, chợt vung ra cùng một lúc với một thanh sắt đen ngòm. Chiếc thanh sắt bay vút ra với một sức mạnh khó tưởng tượng được hướng vào đầu của cô chuyên viên tâm lý. Cô
gái vừa đứng dậy và một chân vừa dạm thối lui thì mũi của thanh sắt cũng vừa đi ngang qua trước ngực cô. Sức mạnh của thanh sắt đi cô có thể nghe được qua tiếng gió rít. Ðôi mắt của Chandonne ánh lên tia nhìn của một con thú đói khát trước miếng thịt tươi của một con nai con vô tội.
Căn phòng
làm việc vắng lặng. Chandonne không ngờ hắn đánh hụt ngón đòn ác liệt đó. Lập tức hắn chồm dậy nhanh như một con báo đen. May mắn cho cô gái, chiếc túi áo của hắn không hiểu vì sao vướng vào đầu tay vịn của chiếc ghế và tên sát thủ lúng túng ngã sóng soài ngay
trên mặt bàn của cô. Trong giây phút đó, bản năng của cô gái bảo rằng cô nhanh chân chạy ra cửa trước của văn phòng ra phía ngoài đường. Vừa chạy cô gái vừa kêu thét lên như một người vừa thấy bóng thần chết.
Trở lại với trường hợp của Kim Lương. Ngoài những vết sước do móng tay của tên sát nhân cào trên mặt của nạn nhân, phim chụp cho thấy sọ của nạn nhân đã bị lún vào bởi những cú đập mạnh làm chiếc sọ móp như người ta bóp một cái trứng luộc. Trước đó các chuyên viên pháp y cho rằng tên Chandonne đã nắm hai chân của nạn nhân và kéo nạn nhân vào nhà kho. Những cục máu đọng trong não chứng tỏ rằng nạn nhân phải sống được ít nhất sáu phút sau khi bị hành hung mới chết. Khi nạn nhân chết hẳn, Chandonne mới bắt đầu cuộc hãm hiếp của hắn.
Người ta không thể hình dung cuộc hãm hiếp đó ghê rợn tới mức độ nào, nhưng chỉ biết rằng hắn đã hãm hiếp xác chết của nạn nhân bằng một sức mạnh của hổ báo, bằng sự căm thù như hỏa diệm sơn bùng nổ và với một tâm trạng cuồng dâm ác liệt không thể tưởng được.
Giờ đây hắn ngồi đó trong bộ quần áo bệnh viện và tay chân đều bị còng bằng những sợi xích to tướng. Những sợi lông dài trên mặt và trên cổ tay của hắn làm cho những nữ luật sư và chuyên viên tâm lý rùng
mình. Trong những bộ quần áo bệnh viện,và sau khi đã được tắm rửa sạch sẽ người ta vẫn có cảm tưởng rõ ràng rằng hắn chẳng phải con người. Thử tưởng tượng rằng hắn trong bộ dạng dơ dáy khi bước vào nhà của Kim Lương, những móng tay dài cáu ghét bẩn thỉu...
Nhìn những cơ bắp của hắn người ta mới hiểu rằng, hắn chẳng phải là một bệnh nhân theo nghĩa thông thường. Dưới những cơ bắp đó là một sức mạnh khủng khiếp của thú vật. Người ta mới thấy rằng họ đã lầm khi cho rằng hắn chỉ là một con người quái dị, sống một cuộc đời vô hại và vô dụng, sống như một kẻ trốn tránh vì mặc cảm của bộ lông không giống loài người trong căn nhà sang trọng của gia đình hắn tại Ile Saint Louis.
Hai phụ nữ bị giết, bị hãm hiếp, bị cắn nát bàn tay và bàn chân làm
cho cả cảnh sát và dư luận bàng hoàng không hiểu việc gì đã xảy ra. Cho đến khi hắn tấn công cô gái chuyên viên tâm
lý, người ta mới sực nhớ ra rằng hắn là một đối tượng đặc biệt cần phải lưu ý. Không khó khăn lắm người ta đã chứng minh được rằng hắn chính là thủ phạm của hai vụ sát nhân cuồng dâm nói trên. Người ta có thể cảm thấy ghê rợn rùng mình khi xem các cuốn phim ác quỷ Dracula, tuy nhiên chẳng ai có thể chứng minh Dracula là có thật. Tuy nhiên Chandonne đang ngồi đó như một lời thuyết phục hùng hồn nhất có những con ác quỷ khát máu người đang sống giữa xã hội chúng ta.
=END=
**********************************